Phù điêu nữ thần Sarasvati được công nhận bảo vật Quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 8.1, Bảo tàng tỉnh Bình Định cho biết, phù điêu nữ thần Sarasvati (niên đại thế kỷ XII) vừa được Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định công nhận bảo vật Quốc gia (đợt 9) năm 2020.

Phù điêu nữ thần Sarasvati có chất liệu đá sa thạch; phù điêu có chiều cao 80cm, rộng 60cm, dày 26cm, trọng lượng khoảng 200kg.

Phù điêu nữ thần Sarasvati được phát hiện vào năm 1988 tại phế tích tháp Châu Thành (nay thuộc khu vực Châu Thành, phường Nhơn Thành, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định) trong quá trình người dân khai thác đất tại đây.

 

Bức phù điêu nữ thần Sarasvati hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Bình Định thuộc thế kỷ XII. Ảnh: N.T
Bức phù điêu nữ thần Sarasvati hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Bình Định thuộc thế kỷ XII. Ảnh: N.T


Sau đó, hiện vật được chuyển đến lưu giữ tại Trung tâm Văn hóa huyện An Nhơn (nay là thị xã An Nhơn), đến năm 1999 được chuyển về trưng bày tại Bảo tàng Bình Định cho đến ngày nay.

Theo Bảo tàng Bình Định, phù điêu nữ thần Sarasvati trang trí một mặt chính diện; mặt sau lưng để trơn. Hình tượng thể hiện ở mặt chính là một vị nữ thần, được khắc tạc nổi trong một hình vòm cung đầu nhọn hình lá nhĩ.

Vị nữ thần có ba đầu, bốn tay, thân mình uốn vặn trong tư thế múa, ngồi trên một tòa sen; ba đầu đều nghiêng về bên trái; đầu chính giữa nhìn về phía trước, hai đầu hai bên nhìn ra hai phía đối xứng; trên mỗi đầu đều đội mũ chóp nhọn, thân mũ được tạo 3 tầng hoa văn gồm 3 lớp cánh sen nhọn, vành mũ trang trí trắng chuỗi hạt tròn nhỏ.

 

Bức phù điêu nữ thần Sarasvati có chiều cao 80cm, rộng 60cm, dày 26cm, trọng lượng khoảng 200kg. Ảnh: N.T
Bức phù điêu nữ thần Sarasvati có chiều cao 80cm, rộng 60cm, dày 26cm, trọng lượng khoảng 200kg. Ảnh: N.T


Khuôn mặt nữ thần rất thanh tú; đôi mắt dài, hơi khép hờ; mi trên cong, cặp lông mày thanh mảnh cong nhẹ nối nhau ở gốc mũi; sống mũi cao, thẳng; đôi môi dày miệng mỉm cười nhẹ nhàng, duyên dáng. Đôi tai dài, đeo đôi hoa tai to chấm xuống hai bờ vai, trang sức hình quả thông, viền trang sức trang trí tràng chuỗi hạt tròn.

Nữ thần có bốn cánh tay, hai tay chính phía trước và hai tay phụ phía sau; hai cánh tay chính chắp lại trước ngực, bàn tay phải trong tư thế bắt ấn, bàn tay trái bị che khuất và đang cầm một vật gì đó; hai cánh tay phụ phía sau, giơ cao gấp khuỷu tạo vuông góc, hai bàn tay vượt quá hai cái đầu ở phía sau, một tay cầm vòng chuỗi tràng hạt ngắn, một tay cầm một búp sen…


 

 Phù điêu nữ thần Sarasvati được phát hiện vào năm 1988 tại phế tích tháp Châu Thành. Ảnh: N.T
Phù điêu nữ thần Sarasvati được phát hiện vào năm 1988 tại phế tích tháp Châu Thành. Ảnh: N.T



Nữ thần ngồi trong tư thế kiết già, bàn chân phải đặt nằm trên bàn chân trái. Phía dưới là một tòa sen với những cánh sen lớn có đường gân nổi ở giữa.

Dựa vào phân tích nghệ thuật tiếu tượng học, có thể đoán định niên đại của bức phù điêu nữ thần Sarasvati hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Bình Định thuộc thế kỷ XII.

 

https://laodong.vn/van-hoa/phu-dieu-nu-than-sarasvati-duoc-cong-nhan-bao-vat-quoc-gia-869160.ldo

Theo NGUYỄN TRI (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.