Hài cốt người phụ nữ còn nguyên tóc, móng tay sau 900 năm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Chủ nhân của ngôi mộ thời Tống được chôn với nhiều đồ trang sức tinh xảo như trâm vàng và bạc, vòng tay, mặt dây chuyền song long hí châu.

Hình vẽ trên quan tài của người phụ nữ. Ảnh: Live Science.
Hình vẽ trên quan tài của người phụ nữ. Ảnh: Live Science.


Bộ xương được bảo quản tốt của người phụ nữ có biệt danh "Đại phu nhân" được tìm thấy trong một quan tài hai lớp chứa đầy nước bên trong ngôi mộ ở làng Thiết Quải, Trung Quốc, Live Science hôm 14/10 đưa tin. Cỗ quan tài có niên đại 900 năm.

Nhóm khảo cổ phát hiện hài cốt được chôn cùng nhiều đồ mai táng, bao gồm nhà mô hình có đồ đạc nhỏ xíu bên trong giống như nhà búp bê và mặt dây chuyền bằng bạc khắc hình song long hí châu. Dòng chữ ở trên nắp quan tài bên trong cho biết chủ nhân ngôi mộ là một "Đại phu nhân" sống ở châu An Khang. Dù tên thật của người phụ nữ rất khó xác định qua dòng chữ, các nhà khảo cổ cho rằng đó có thể là Née Jian.


 

Tượng nhạc công chơi nhạc cụ tìm thấy trong mộ. Ảnh: Live Science.
Tượng nhạc công chơi nhạc cụ tìm thấy trong mộ. Ảnh: Live Science.



Bộ xương của Đại phu nhân được bảo quản khá hoàn chỉnh với tóc và móng tay, theo báo cáo đăng trên tạp chí Di sản văn hóa Trung Quốc. Bà vẫn đeo trâm cài bằng vàng và bạc trên đầu, vòng tay và một chuỗi bao gồm 83 đồng xu bằng đồng ở bụng. Bên dưới bàn tay phải của người phụ nữ có dấu vết của hai chiếc bánh tro và chân đi giày thêu.

Ở quan tài bên trong có nhiều tranh vẽ một người phụ nữ, nhiều khả năng là Đại phu nhân. Mỗi bức tranh chân dung mô tả bà mặc trang phục và đồ trang sức khác nhau. Gợi ý giúp nhóm nghiên cứu xác định thời gian Đại phu nhân sinh sống đến từ 200 đồng xu bằng đồng ở đáy quan tài. Những đồng xu này được đúc trong khoảng năm 713 - 1100. Người phụ nữ chắc chắn qua đời trước năm 1100, có nghĩa bà sống dưới thời Tống, thời kỳ cực thịnh của văn hóa nghệ thuật và khoa học kỹ thuật ở Trung Quốc.


 

Mô hình nhà có nhiều vật dụng giống nhà búp bê. Ảnh: Live Science.
Mô hình nhà có nhiều vật dụng giống nhà búp bê. Ảnh: Live Science.



Các đồ tạo tác đáng chú ý khác trong mộ Đại phu nhân bao gồm 10 tượng nữ giới đeo mặt nạ và chơi nhạc cụ. Ngôi mộ được khai quật từ tháng 6 đến tháng 9/2014. Đoàn khai quật gồm các nhà khảo cổ đến từ Cơ quan di sản văn hóa Nam Lăng cùng Viện Di sản văn hóa và Khảo cổ tỉnh An Huy.


An Khang (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.