Vớ được chiếc nhẫn cổ trị giá 300 triệu đồng ngoài cánh đồng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một công nhân có tên Ben Bishop vừa “ăn may” tìm thấy chiếc nhẫn từ thời nữ hoàng Elizabeth trong khi dùng máy dò kim loại tại một cánh đồng ở thị trấn Glastonbury, Somerset, Anh.

Chiếc nhẫn cổ được anh Ben Bishop tìm thấy trên cánh đồng của một nông dân ở Somerset, Anh. (Nguồn: Pixabay)
Chiếc nhẫn cổ được anh Ben Bishop tìm thấy trên cánh đồng của một nông dân ở Somerset, Anh. (Nguồn: Pixabay)


Đáng nói, công nhân này nghĩ rằng ông chỉ tìm thấy một chiếc nắp lon nên đã khiến máy dò kim loại kêu lên liên tục.

Mãi sau đó, ông mới phát hiện ra rằng nó thực sự là một chiếc nhẫn vàng quý hiếm của thời Elizabeth trị giá tới 10.000 bảng Anh (gần 300 triệu đồng).

Theo tờ Mail Online, chiếc nhẫn vàng này có niên đại từ năm 1550-1650. Sắp tới, nó sẽ được bán tại buổi đấu giá Hansons Auctioneers ở Derby vào ngày 27/9.

Chia sẻ với tờ Mail Online, công nhân nhà máy 30 tuổi này nói: “Tôi nghĩ đó là một chiếc nắp lon nước ngọt nên chiếc máy dò kim loại mới kêu báo. Tôi đã tìm thấy hàng tấn nắp lon trong những năm qua cùng với rất nhiều rác”.

Bên cạnh đó, Bishop cho biết thêm rằng, anh đã đào khoảng sân cỏ đó lên với suy nghĩ sẽ chỉ tìm thấy một chiếc nắp lon như bao lần trước nhưng thay vào đó một vật gì đó tỏa sáng đã dần lộ ra.

“Tôi đã gạt lớp đất ra và phát hiện nó là một chiếc nhẫn vàng cổ đại. Đây là chiếc nhẫn vàng đầu tiên tôi tìm thấy. Tôi đã không nói nên lời và chỉ ngồi xuống đất rồi nhìn chằm chằm chiếc nhẫn trong khoảng 40 phút”, anh nói.

Theo quan sát, chiếc nhẫn cổ này có một con đại bàng hai đầu, chi tiết này giúp các chuyên gia xác định được đây là đồ trang sức trong thời nữ hoàng Elizabeth và ra đời trong khoảng năm 1550 – 1650. Do đó, chiếc nhẫn vào khoảng gần 500 năm tuổi.

Một số nguồn tin cho biết, chiếc nhẫn đã được mang đi kiểm tra trong vài tháng và Bảo tàng Anh đã thực hiện một báo cáo về nó.

Tuy nhiên, không có bảo tàng nào muốn mua chiếc nhẫn này và nó được trả lại cho chủ nhân đã tìm ra nó.

“Tôi đã có một thỏa thuận với chủ sở hữu cánh đồng này rằng, nếu tôi tìm thấy bất cứ đồ vật gì có giá trị cao, tôi sẽ bán nó và chia số tiền thu được. Mặc dù đó là nhẫn dành cho đàn ông và rất vừa với ngón tay của tôi, nhưng tôi phải chia cho chủ mảnh đất này một phần”, anh Bishop nói thêm.

Hồng Vân (Deccan Chronicle/Dantri)

Có thể bạn quan tâm

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

Yêu t'rưng như yêu tâm hồn xứ sở

(GLO)- 

Tròn 70 năm kể từ khi cố Nghệ sĩ Ưu tú Nay Pharr (làng Ơi H'Briu, xã Chư Mố, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai) mang chiếc đàn t'rưng giới thiệu đến đông đảo công chúng trong và ngoài nước, loại nhạc cụ độc đáo ấy đã được quảng bá không ngừng.

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Nồng nàn hương vị rượu cần

Nồng nàn hương vị rượu cần

(GLO)- Trong đời sống văn hóa, tinh thần của bà con các dân tộc thiểu số Tây Nguyên nói chung, người Jrai vùng Ia Pa nói riêng, rượu cần (rượu ghè) là một loại thức uống quý, không thể thiếu trong các buổi sinh hoạt cộng đồng hoặc của từng gia đình, dòng họ.
Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

Phát huy giá trị di tích lịch sử-văn hóa Plei Ơi

(GLO)- Nhằm phát huy giá trị Khu di tích lịch sử-văn hóa cấp quốc gia Plei Ơi, huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã chú trọng đầu tư tôn tạo cũng như tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, về nguồn nhằm xây dựng sản phẩm du lịch đặc thù tại địa phương.