Phát hiện nhà xưởng, khu giải trí... gốm từ 2.000 năm trước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Người phụ trách cuộc khai quật Alla Nagorsky, Israel nói với các nhà báo rằng, khu vực này có từ thế kỷ thứ ba. Các loại bình gốm do nhà xưởng này sản xuất trong khoảng thời gian 600 năm liên tục, được các nhà sử học gọi là bình “Gaza”.

 
 Một góc của địa điểm khai quật
Một góc của địa điểm khai quật




Các nhà khảo cổ Israel đã phát hiện di tích một xưởng gốm lớn, chuyên sản xuất các bình đựng rượu vang có từ thời La Mã đến thời Byzantine.

 

Bình đựng rượu
Bình đựng rượu
Bình gốm cổ vừa được khai quật
Bình gốm cổ vừa được khai quật



Trang Phys trích lời của Cơ quan cổ vật Israel (IAA) cho biết, cuộc khai quật diễn ra gần thị trấn Gedera, phía nam Tel Aviv. Theo đó, các nhà khảo cổ đã tìm thấy di tích một xưởng gốm và khu phức hợp giải trí liền kề. Theo IAA, chức năng chính của bình Gaza là lưu trữ và vận chuyển rượu vang. Sản xuất rượu vang vốn là một ngành công nghiệp địa phương rất phát triển vào thời điểm đó, với quy mô xuất khẩu vô cùng lớn. “Việc sản xuất liên tục loại bình này cho thấy nhà xưởng này là của một gia đình, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác”, IAA cho biết. Cùng với việc phát hiện nhà xưởng sản xuất gốm, các nhà khảo cổ còn tìm thấy hai nhà tắm thiết kế theo phong cách Byzantine.

Trong đó có ít nhất một lò hơi dùng để sưởi ấm và 20 bể bơi được xây dựng tinh xảo, kết nối với nhau bằng các kênh và ống dẫn. Các nhà khảo cổ cho rằng, khu phức hợp này phục vụ cả du khách và người dân địa phương dọc theo con đường chính nối cảng Gaza với trung tâm của đất nước vào thời cổ đại. IAA khẳng định, nhà xưởng sản xuất gốm có thể đã xây dựng khu giải trí cho các nhân viên, giống như nhiều công ty công nghệ cao ngày nay cung cấp các phương tiện giải trí cho công nhân của họ.

Thành phố Gaza nằm về phía tây nam Gedera, trên bờ biển Địa Trung Hải. Trong lịch sử, Gaza đã chịu sự cai trị của người La Mã, Byzantines, Crusaders, Mamluks và Ottoman.

Nguyễn Hưng - L.T (baovanhoa)

Có thể bạn quan tâm

Bữa cơm cộng cảm

Bữa cơm cộng cảm

(GLO)- Bữa cơm cộng cảm thể hiện sự cảm thông của người Jrai trước biến cố xảy ra trong một gia đình nào đó. Điều đó xác nhận mối liên hệ giữa các thành viên cùng với sự thống nhất ý chí của cộng đồng.
Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

Địa danh Pleiku nhìn từ bia ký Chăm

(GLO)- Từ trước đến nay, địa danh Pleiku được cho là xuất phát từ Plơi Aku trong tiếng Jrai. Plơi (Plei) là làng, Aku (Ku) là cái đuôi. Plơi Aku là làng đuôi, sau đó biến đổi thành Pleiku. Dân gian có 2 truyền thuyết về địa danh Pleiku.
Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Ðộc đáo trang phục bằng vỏ cây

Để hiểu rõ hơn về loại trang phục độc đáo này, chúng tôi tìm đến nhà nghệ nhân ưu tú Y Der (61 tuổi, ở thôn Kon Sơ Tiu, xã Ngọk Réo, huyện Đăk Hà, Kon Tum)-một trong số ít những người ở xã Ngọk Réo còn biết làm trang phục từ vỏ cây.
Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

Pleiku: Ra mắt đội cồng chiêng nữ làng Chuêt Ngol

(GLO)- Tối 7-3, UBND xã Chư Á (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã, Đoàn thanh niên xã tổ chức đêm hội cồng chiêng, ra mắt câu lạc bộ “Cồng chiêng, nhạc cụ truyền thống dân tộc nữ làng Chuêt Ngol”.