Khởi nghiệp với ẩm thực Việt ở Malaysia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Vợ chồng Hoa Nguyen và Kenneth Teoh đã thành công khi khởi nghiệp bằng các món ăn Việt tại Malaysia.

Thực khách đến thưởng thức các món ăn Việt tại nhà hàng Pho King - Ảnh: EAT DRINK KL
Thực khách đến thưởng thức các món ăn Việt tại nhà hàng Pho King - Ảnh: EAT DRINK KL


Lấy chồng người Malaysia, Hoa Nguyen đến TP.Petaling Jaya (Malaysia) bắt đầu cuộc sống mới vào năm 2011. Vì là người Việt và chồng Hoa, Kenneth Teoh từng có thời gian làm việc ở Hà Nội 4 năm nên cả hai lúc nào cũng nhớ các món ăn Việt. Tuy vậy, cặp đôi không thể tìm thấy ở Petaling Jaya bất cứ món ăn nào tương tự những món ăn họ từng được thưởng thức ở Hà Nội, theo tờ The Star dẫn lời anh Teoh.

Ý tưởng mở nhà hàng

Teoh sau đó khuyến khích vợ thử nấu các món ăn Việt để thỏa mãn cơn ghiền ẩm thực Việt của cả hai vợ chồng. Chiều chồng, Hoa bắt tay vào bếp và cô mày mò học nấu các món ăn Việt từ những đoạn phim dạy nấu ăn trên mạng. Sau vài tuần nấu thử và có lúc phải đổ bỏ các món ăn vì nấu sai công thức, Hoa đã dần nâng cao “tay nghề”. Cô cũng tìm thấy niềm đam mê ẩm thực khi vào bếp tự tay chuẩn bị các món ăn cho gia đình mình. Sau đó, Hoa phát hiện cô làm các món tráng miệng Việt cũng rất ngon.

Thấy vợ nấu ăn ngày càng lên tay, Teoh bỗng nảy ra ý tưởng kinh doanh nhỏ ngay tại bếp nhà họ là nấu các món ăn phục vụ cho những người bạn thân có cùng đam mê ẩm thực Việt như hai vợ chồng anh.

“Chúng tôi phục vụ các vị khách của mình mỗi tháng một lần và điều này không dễ dàng chút nào vì chỉ có hai chúng tôi mà phải chuẩn bị mọi thứ”, Teoh kể. Chàng rể Malaysia kể thêm cả hai vợ chồng anh vẫn luôn muốn có một nhà hàng của riêng họ. Tuy nhiên, họ chưa sẵn sàng đối mặt với những rủi ro liên quan đến việc mở nhà hàng vì không có kinh nghiệm trong lĩnh vực này.

Teoh sau đó nghĩ rằng thuê gian hàng trong một quán cà phê sẽ là cuộc đặt cược tốt nhất đối với họ vì giá thuê mặt bằng rẻ hơn và lại có một lượng khách hàng ổn định vào quán cà phê mỗi ngày.

“Tuần đầu tiên quá tệ, chúng tôi gần như đã bỏ cuộc. Không ai muốn thử món ăn của chúng tôi và họ không muốn chi 12 Ringgit (gần 70.000 đồng) cho một tô bún bò, mặc dù chúng tôi phục vụ thịt bò và thịt heo cao cấp”, Teoh kể. Teoh đã có quyết định đột phá vào tuần sau đó bằng cách phục vụ miễn phí món bún bò cho mọi khách hàng tại quán cà phê.

 

Vợ chồng Hoa Nguyen tại nhà hàng Pho King của mình- ẢNH: THE STAR
Vợ chồng Hoa Nguyen tại nhà hàng Pho King của mình- ẢNH: THE STAR



“Thỏi nam châm” hút thực khách

Sự tính toán này đã mang lại thành công bước đầu cho vợ chồng Hoa khi khách hàng bắt đầu truyền miệng nhau về gian hàng bán món ăn Việt của họ. Hoa coi trông gian hàng vào các ngày trong tuần trong khi Teoh, một luật sư, phụ vợ một tay vào những ngày cuối tuần để phục vụ các đơn hàng ngày càng dài ra. Hầu như ngày nào họ cũng bán hết hàng trong vòng chưa đầy 4 giờ mở cửa.

Sau 10 tháng tập tành kinh doanh món ăn Việt, cặp đôi cảm thấy họ đã sẵn sàng để mở một nhà hàng. Và tình cờ, có một cửa hàng gần đó muốn cho thuê và họ đã không bỏ lỡ cơ hội của mình. Nhà hàng mang tên Pho King ra đời từ đó và hoạt động đến nay đã khoảng 4 năm.

Pho King không chỉ phục vụ món bún bò Huế và bún chả Hà Nội, mà còn có món chả giò, gỏi cuốn, bún chạo tôm và bánh mì thịt. Ngoài ra, nhà hàng của vợ chồng Hoa Nguyen có bán thêm bánh xèo, thịt heo nướng, thịt bò xào, gà xào lá chanh, bò nướng lá lốt.

Theo vợ chồng Hoa Nguyen và Kenneth Teoh, khách đến đây cũng vì lỡ mê các món cơm Việt của Pho King như cơm thịt heo nướng, cơm thịt gà rang sả, cơm với thịt kho tộ… Đồ uống và món tráng miệng tại Pho King cũng là “thỏi nam châm” thu hút thực khách Malaysia ghiền các món ăn Việt. Bên cạnh cà phê phin của VN, Pho King còn có cả cà phê trứng đặc trưng Hà Nội hay các món ăn vặt Việt khiến nhiều thực khách đến một lần lại ghé tiếp những lần sau.

Theo DANH TOẠI (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

Dịch vụ chụp ảnh kỷ yếu “vào mùa”

(GLO)- Những năm gần đây, nhiều học sinh cuối cấp đã lựa chọn hình thức chụp kỷ yếu với đa dạng concept (chủ đề) để lưu giữ kỷ niệm đẹp cùng thầy cô, bè bạn. Tháng 4 là thời điểm dịch vụ này bắt đầu “vào mùa”, các studio cũng bận rộn với lịch trình dày đặc.
Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

Nguyễn Đăng Khang: Nam sinh đa tài

(GLO)- “Nếu Tin học là chỗ dựa cho phím đàn được thăng hoa thì âm nhạc lại giúp em xua tan đi những căng thẳng sau hàng giờ đắm chìm cùng ngôn ngữ lập trình”-em Nguyễn Đăng Khang (lớp 11C3A, Trường THPT chuyên Hùng Vương) chia sẻ.

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

Ksor Mác: “Bàn tay vàng” khai thác mủ cao su

(GLO)-

Dù ít tham gia các hội thi, nhưng nhiều công nhân ở Đội sản xuất số 6, Công ty 74, Binh đoàn 15 vẫn thường gọi anh Ksor Mác là "bàn tay vàng" trong đơn vị. Bởi anh không chỉ có kỹ thuật cao trong cạo mủ cao su mà hằng năm anh đều vượt kế hoạch được giao.

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chàng trai dân tộc Cao Lan với 'giấc mơ trà hoa vàng'

Chưa ai ở vùng núi Tuyên Quang từng nghĩ 'rước' chè hoa vàng tự nhiên từ rừng về nhân giống trong vườn nhà. Thế mà chàng trai dân tộc Cao Lan Lương Tiến Trung (thôn Hàm Ếch, xã Thượng Ấm, H.Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang) lại thành công hơn mong đợi từ ý nghĩ táo bạo này.
Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Cặp đôi gen Z làm kênh hoạt hình Việt

Hàng chục tập phim hoạt hình, mỗi tập thu hút hàng triệu lượt xem (views) chỉ sau hơn 1 năm thành lập kênh YouTube là thành quả đáng khích lệ với Phạm Thị Hoàng Hảo (sinh năm 1999) và Đặng Trọng Nhân (sinh năm 2000). 
Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

Thợ lái máy đam mê cải tiến kỹ thuật

(GLO)- Là thợ lái máy nhưng Thượng úy quân nhân chuyên nghiệp Phạm Văn Hùng (Đại đội 4, Tiểu đoàn 2, Lữ đoàn Công binh 7, Quân đoàn 3) đã có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, áp dụng hiệu quả vào công việc của đơn vị và đạt thành tích cao tại các hội thi.
Khấm khá nhờ... rắn độc

Khấm khá nhờ... rắn độc

Nghe tin anh Phan Thanh Bình - ngụ huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng - quyết định nuôi và kinh doanh rắn hổ mang, nhiều người quen biết đã can ngăn vì lo ngại loài này có nọc độc nguy hiểm nhưng anh vẫn thản nhiên.
Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

Nay H’Juh khởi nghiệp từ ẩm thực Jrai

(GLO)- Lớn lên bên căn bếp của bà ngoại, chị Nay H’Juh (làng Ốp, phường Hoa Lư, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) yêu vô cùng những món ăn của người Jrai. Năm 30 tuổi, chị mạnh dạn khởi nghiệp từ ẩm thực truyền thống của dân tộc.