Chàng trai kiếm 100 triệu đồng/tháng nhờ trồng sen trong chậu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Không chỉ trồng sen trong chậu để kinh doanh, anh Vũ Thanh Toàn (33 tuổi, quê Thái Bình) còn kết hợp làm du lịch, nhờ thế anh kiếm được gần 100 triệu đồng/tháng.

NGHỈ VIỆC VỀ QUÊ TRỒNG SEN

Năm 2015, anh Toàn quyết định nghỉ việc giám sát tại một công ty ở Ninh Bình để về quê lập nghiệp với hoa sen.

Anh Toàn bên những chậu sen của mình. Ảnh: NVCC

Anh Toàn bên những chậu sen của mình. Ảnh: NVCC

"Mình đã chán nản với việc sáng đi làm, chiều về nhà. Ngày qua ngày, bản thân cứ chững lại, không thể tiến xa được", anh Toàn tâm sự và cho biết: "Trước khi nghỉ việc, mình vô tình thấy người ta trồng sen trong chậu trên mạng xã hội. Mô hình này không tốn quá nhiều công sức, diện tích cũng như lợi nhuận ổn định hơn là việc trồng sen trong đầm".

Sau khi về quê, anh Toàn tìm tòi, nghiên cứu thêm cách trồng sen qua mạng xã hội và học hỏi kinh nghiệm của những người đi trước. Sau đó, anh thuê mảnh ruộng rộng 2.000 m2 ở thôn Cự Lâm, xã Xuân Hòa, H.Vũ Thư (Thái Bình) để trồng thử nghiệm hơn 1.000 chậu sen mini. "Nhờ tập trung bán trên mạng xã hội nên nguồn ra của đợt sen đầu tiên được người dùng tiêu thụ mạnh mẽ. Khách mua về chủ yếu để trang trí, tạo cảnh quan trong và ngoài nhà", anh chia sẻ.

Hoa sen ưa nắng, bung nở tuyệt đẹp

Hoa sen ưa nắng, bung nở tuyệt đẹp

Sau nghiên cứu, trồng thử nghiệm sen mini, anh Toàn nhận thấy những hiệu quả tích cực của mô hình này nên quyết định nhân rộng lên gấp 10 lần.

"Mình đã thuê thêm đất, trồng 10.000 chậu, với hơn 50 giống sen từ mini đến tầm trung, như: quan âm, bách diệp, cung đình, trong đó còn có sen super lotus (sen ngàn cánh) mang đặc tính hoa rất bền, nở từ 5 - 7 ngày mà không bị rụng cánh. Giá trung bình mỗi chậu sen dao động từ 150.000 đồng đến 4 triệu đồng, tùy vào kích thước, giống", anh Toàn nói.

Theo anh Toàn, sen là loài hoa ưa nắng, trồng trong chậu khoảng 1 tháng là nở hoa. Tuy nhiên, anh phải chăm sóc tỉ mỉ, thường xuyên tưới, tỉa lá, bón phân.

"Sen rất kỵ chất bẩn, bùn trồng sen phải sạch, không lẫn các tạp chất hữu cơ hay rác. Để thành phẩm tốt, mình phải chọn được ngó sen hoặc củ giống chất lượng, đầu mầm còn xanh tươi. Bùn trồng chủ yếu là đất thịt, cùng với mực nước từ 7 - 10 cm, cũng có thể lấy bùn từ những đầm sen của bà con vì thành phần dinh dưỡng cao. Trong quá trình nuôi dưỡng, mình còn bón thêm phân NPK, phân hữu cơ để sen phát triển nhanh", anh Toàn cho hay.

KẾT HỢP DU LỊCH

Ngoài việc kinh doanh bán củ, hoa tươi, anh Toàn còn tận dụng khu vườn sen tỏa hương thơm để làm du lịch, mở cửa cho khách tham quan.

Anh Toàn nói: "Mình cũng đắn đo khi quyết định mở cửa để đón khách vì sợ người đến không hài lòng với các dịch vụ mà mình làm ra, gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh sen. Mình phải lên mạng học cách làm du lịch nông nghiệp, sắp xếp nhân sự để đón và chăm sóc khách hàng".

Ngoài những đóa hoa sen nở rộ trong nắng, anh Toàn còn xây thêm nhà tranh mái cọ, dựng những tiểu cảnh làng quê để khách chụp hình và check-in.

"Mình bán vé 30.000 đồng/khách vào chụp hình, tối thì miễn phí vào. Đến với vườn sen, mọi người có thể nhâm nhi tách trà ấm hay một ly nước ngồi nhìn những chậu sen nở, nghe tiếng chim hót, cảm thấy khá yên bình trước khi đi vào công việc đầy căng thẳng. Mình thấy chơi sen nói riêng hay cây cảnh nói chung làm con người có một chút gì đó bớt mệt nhọc sau những áp lực của cuộc sống", anh Toàn chia sẻ.

Với kinh nghiệm tích lũy được, anh Toàn còn kết hợp với những người yêu sen ở Nha Trang, Đà Nẵng, mở rộng diện tích gần 3.000 m2 để trồng sen cạn, lan tỏa tới nhiều người yêu loại hoa này.

"Về du lịch, trung bình mỗi tháng mình đón được khoảng 200 - 300 khách, vào tháng 5 - 7, hoa sen nở "cực đại", lượng người đến vui chơi hằng ngày tăng gấp 2 - 3 lần. Mình kiếm được gần 100 triệu đồng/tháng nhờ kinh doanh sen cũng như các dịch vụ liên quan", anh Toàn nói.

Ông Hà Văn Cương, Phó chủ tịch xã Xuân Hòa, H.Vũ Thư, chia sẻ trước đây chính quyền địa phương có hỗ trợ nguồn vốn để Toàn lập nghiệp với sen. Bên cạnh đó, bằng sự chịu khó học hỏi và không ngừng sáng tạo, Toàn đã thành công với mô hình trồng sen trong chậu.

"Ngoài việc kinh doanh hoa sen tươi, củ, Toàn còn làm ra sản phẩm trà sen bằng phương pháp sấy thăng hoa để từ đó nâng cao giá trị cây sen, cũng như tạo ra nguồn kinh tế. Năng suất kinh doanh sen trồng trong chậu của Toàn cao gấp 3 - 4 lần sen được trồng ngoài đầm, đặc biệt là thu hút khách du lịch đến vui chơi. Nhờ biết cách làm, trồng tốt mà vườn sen phát triển mỗi ngày, giúp bà con địa phương có thêm việc làm", ông Cương nói.

Có thể bạn quan tâm

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Nhất nghệ tinh nhất thân vinh - Bài cuối: Phù thủy của những cỗ máy thời gian

Chúng tôi xin kết thúc tuyến bài này bằng câu chuyện về một người thợ sửa đồng hồ đã phát triển thành một chuỗi của hàng sửa chữa đồng hồ uy tín. Câu chuyện của anh nhắc nhở chúng ta hãy tranh thủ từng tích tắc với công việc mình đang làm và thành công đang ở phía trước…

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

Chị Nguyễn Thị Thu Trang tranh tài tại chung kết toàn quốc cuộc thi phụ nữ khởi nghiệp

(GLO)- Chiều 10-10, chị Nguyễn Thị Thu Trang-Giám đốc Công ty TNHH Dược thảo LiLa (xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) thi thuyết trình chung kết toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” do Trung ương Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Nữ trưởng công an xã xuất sắc

Đại úy Y Yến (36 tuổi, dân tộc Xơ Đăng)-Trưởng Công an xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà, Kon Tum, đã được Bộ Công an trao tặng danh hiệu “Phụ nữ Công an tiêu biểu”, “Nữ Công an cơ sở xuất sắc” năm 2023.