BARTENDER - nghề 'chất' của người trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Xuân Hiền (quê Bình Dương) ban đầu chỉ định học pha chế cho vui, chủ yếu phục vụ gia đình, người thân. Nhưng rồi cô gái 9x đã tìm thấy nhiều điều thú vị để chọn gắn bó với công việc bartender.

Dù không quá mới tại Việt Nam, bartender đã và đang là nghề "hot" của nhiều bạn trẻ trong bối cảnh ngành kinh doanh ẩm thực và đồ uống (F&B) ngày càng phát triển sôi nổi.

Với Thanh Quang, công việc bartender mang tính nghệ thuật lẫn kỹ thuật và cần rèn luyện nghiêm túc

Với Thanh Quang, công việc bartender mang tính nghệ thuật lẫn kỹ thuật và cần rèn luyện nghiêm túc

Chỉ đam mê là chưa đủ

Là cô gái hướng nội, không thích giao tiếp với người lạ, Xuân Hiền chưa từng nghĩ sẽ trở thành bartender cho đến khi gặp được một người thầy giỏi chuyên môn và giàu nhiệt huyết khiến cô có hứng thú tìm hiểu sâu về lĩnh vực này. Vốn yêu thích sự sáng tạo, Xuân Hiền bền bỉ học hỏi trở thành một bartender thực thụ. Để pha chế một ly có hình thức và hương vị ấn tượng, bartender phải có kiến thức về rượu, từ đặc tính đến cách thức kết hợp, vô số công thức pha chế, đồng thời vững vàng trong nghệ thuật trình diễn (từ việc tung hứng, xoay, lắc và rót thức uống phải khéo léo)... Bên cạnh đó, do môi trường năng động, khách hàng đa dạng... đòi hỏi bartender phải trang bị hiểu biết, kỹ năng giao tiếp, trình độ ngoại ngữ nhất định. Bartender cũng cần cân bằng lối sống, giữ gìn sức khỏe khi đặc thù công việc là làm đêm. Đó là một hành trình nhiều thử thách lẫn rủi ro mà khi nhìn lại, Xuân Hiền thấy tự hào khi bản thân trưởng thành hơn.

Bartender không chỉ pha chế theo công thức một cách máy móc mà cũng hết sức tinh tế, linh hoạt và sáng tạo để cho ra đời những thức uống có mùi vị hấp dẫn và tạo hiệu ứng thị giác độc đáo

Bartender không chỉ pha chế theo công thức một cách máy móc mà cũng hết sức tinh tế, linh hoạt và sáng tạo để cho ra đời những thức uống có mùi vị hấp dẫn và tạo hiệu ứng thị giác độc đáo

Với Nguyễn Thanh Quang, chặng đường trở thành bartender chuyên nghiệp khá gian nan. Chàng trai quê Bến Tre từng học kỹ thuật điện lạnh song vì khó khăn tài chính mà phải nghỉ học và đi làm ở một nhà hàng Thái. Nhờ nhạy bén, chịu khó, Quang nhanh chóng được lên bếp chính và dành dụm tiền quyết tâm đi học lại. Qua nghiên cứu, quan sát kỹ lưỡng trong ngành F&B, lần này Quang chọn theo học Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn. Sáng đến trường, chiều về đi làm, có lúc tưởng như kiệt sức nhưng Quang dặn mình nhất định không được bỏ cuộc. Giảng viên Thành Duy - thầy giáo của Quang - đã hết lòng dìu dắt và giúp học trò kết nối với nhà tuyển dụng.

Đặt đạo đức trong nghề là giá trị tâm đắc, trong thời gian ngắn, Quang khẳng định được mình. Liên tục nâng cao tay nghề và vun bồi năng lượng tích cực, anh tạo thiện cảm khi mang đến cho khách hàng sự lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ tốt nhất. Anh được tham gia trợ giảng ở một số khóa học và nhiệt tình quay lại trường làm cố vấn chuyên môn trong cuộc thi pha chế.

Thanh Quang nhớ lại giai đoạn đầu khi vào nghề chưa đầy 2 tháng. Anh được một vị khách ngồi tại quầy bar yêu cầu rót 3 ly B52. Món cocktail này yêu cầu bartender phải bình tĩnh, đặc biệt là không được run tay, để rót được 3 tầng thật sự đẹp mắt. Cùng với hỗ trợ của đồng sự, Quang đã hoàn thành tốt mong muốn của vị khách. Anh này rất hài lòng và lại mời Quang 1 ly. Quang xin phép quản lý và uống cùng với họ. Đó là một khoảnh khắc mang đầy ý nghĩa kết nối, có tính khích lệ với Quang.

Xuân Hiền không ngừng vun bồi năng lực nghề nghiệp lẫn làm giàu vốn sống

Xuân Hiền không ngừng vun bồi năng lực nghề nghiệp lẫn làm giàu vốn sống

Nỗ lực để tỏa sáng

Tháng 8-2023, Nguyễn Thanh Quang đã giành giải Nhất trong cuộc thi pha chế mang tên Flor de Cana Sustainable Cocktail Challenge 2023 và sẽ là đại diện duy nhất của Việt Nam thi vòng chung kết châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 11 năm nay. Người chiến thắng sẽ tiếp tục tham gia vào chung kết toàn cầu của Sus-tainable Cocktail Challenge ở Nicaragua vào năm 2024.

Với nữ bartender Xuân Hiền, kim chỉ nam của cô là: hãy dũng cảm. Dũng cảm đi theo quyết định của mình. Dũng cảm buông xuống những điều làm mình bất an. Dũng cảm đối mặt với tình huống bất ngờ. Xuân Hiền tâm sự: "Tích lũy nhiều giá trị thiết thực từ nghề và mọi người, tôi chưa bao giờ hối hận mà luôn trân trọng trải nghiệm phong phú của mình khi hiểu rõ mình đang phấn đấu vì điều gì".

Dù là dân không chuyên và phải thi trong tháng cao điểm học tập, Thiên Phúc (giữa, áo trắng, đeo kính) vẫn xuất sắc đoạt giải cao nhất cuộc thi Summer Drink Contest 2023. Ảnh: THẢO PHẠM

Dù là dân không chuyên và phải thi trong tháng cao điểm học tập, Thiên Phúc (giữa, áo trắng, đeo kính) vẫn xuất sắc đoạt giải cao nhất cuộc thi Summer Drink Contest 2023. Ảnh: THẢO PHẠM

Bartender giỏi không chỉ nằm lòng các công thức pha chế chuẩn nhiều loại cocktail mà với việc thêm - bớt một hay vài thành phần, họ lại tạo ra những món ngon, lạ và giàu dinh dưỡng, mang dấu ấn riêng. Muốn phát triển bền vững, bartender cần thật sự trách nhiệm, yêu công việc và không ngừng nâng cấp bản thân. Nhất là sau giai đoạn dịch bệnh, ngành du lịch mở cửa, lượng khách quốc tế chính là nguồn khách hàng tiềm năng không thể bỏ lỡ. Gần đây, các trường cũng quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho việc đào tạo, bồi dưỡng nghề bartender cho giới trẻ. Mới đây, cuộc thi Summer Drink Contest 2023 của Trường Cao đẳng Du lịch Sài Gòn đã gây tiếng vang tốt. ThS Ngô Thị Quỳnh Xuân, Hiệu trưởng nhà trường, cho biết cuộc thi dành cho thí sinh không chuyên về bartender với mục tiêu khơi gợi đam mê, cảm hứng của bạn trẻ với một nghề đang có nhu cầu nhân lực lớn. Dù mới tổ chức lần đầu, cuộc thi được hưởng ứng nồng nhiệt, qua đó phát hiện nhiều nhân tố tài năng, cho thấy óc sáng tạo, sự tinh tế khi "kết duyên" các nguyên liệu, trong đó nổi bật là các loại trái cây nhiệt đới để tạo nên đủ loại thức uống thơm ngon, đẹp mắt.

Nguyễn Thiên Phúc (sinh viên ngành quản trị khách sạn) là quán quân cuộc thi năm nay. Theo Thiên Phúc, nhờ được làm quen với nhiều bạn đồng trang lứa có cùng sự yêu thích với lĩnh vực pha chế và được trao truyền kiến thức, kinh nghiệm từ các mentor vốn là cựu học viên nhà trường đã giúp Phúc thêm tự tin. Anh chàng này dự định theo đuổi nghề bartender một cách nghiêm túc trong tương lai. Sau thành công này, ban tổ chức cuộc thi kỳ vọng năm sau sẽ mở rộng quy mô tranh tài ra các trường trên địa bàn TP HCM.

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

Khởi nghiệp thành công ở tuổi 60

(GLO)- Sau 36 năm làm cô giáo mầm non, năm 2017, bà Nguyễn Thị Cảm (SN 1961, thôn Thanh Giáo, xã Ia Krêl, huyện Đức Cơ) nghỉ hưu theo chế độ. Thay vì chọn cuộc sống an nhàn, bà Cảm lại bước vào hành trình khởi nghiệp để xây dựng các sản phẩm cà phê mang thương hiệu của riêng mình khi đã ở tuổi 60.

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

Ksor Chiến quyết tâm làm giàu trên mảnh đất quê hương

(GLO)- Nhiều người trẻ rời quê lên phố tìm kiếm cơ hội việc làm, còn anh Ksor Chiến (SN 1996, làng Bía, xã Ia Chía, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai) lại “bỏ phố về quê” để khởi nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện thực hóa ước mơ làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu-là điển hình làm kinh tế giỏi tại địa phương. Ảnh: Vũ Chi

Bí thư Chi đoàn Nay H’Hiên làm kinh tế giỏi

(GLO)- Không chỉ năng nổ, nhiệt tình với công tác Đoàn, chị Nay H’Hiên-Bí thư Chi đoàn buôn Rưng Ma Nhiu (xã Ia Rbol, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) còn là tấm gương tiêu biểu dám nghĩ, dám làm, quyết tâm khởi nghiệp, làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Anh Kpuih Xuân chăm sóc vườn cà phê của gia đình. Ảnh: M.K

Chàng trai Jrai trồng cây gì, nuôi con gì mà kiếm gần nửa tỷ đồng/năm?

(GLO)- Sau một thời gian làm công nhân tại tỉnh Bình Dương, năm 2020, anh Kpuih Xuân (28 tuổi, làng Tol, xã Ia Hlốp, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về làng khởi nghiệp từ nông nghiệp. Nhờ chịu khó học hỏi, cần cù và sáng tạo trong sản xuất, chàng trai Jrai đạt lợi nhuận gần nửa tỷ đồng/năm.

Chị Nguyễn Thị Thu Trang bên vùng nguyên liệu trồng hoa cúc chi hữu cơ. Ảnh: T.D

Cô gái 9X thành công với dòng trà “tiến vua”

(GLO)- Với mong muốn nâng cao giá trị cây dược liệu, năm 2023, chị Nguyễn Thị Thu Trang (SN 1990, trú tại thôn Tân Phong, xã Tân An, huyện Đak Pơ, tỉnh Gia Lai) đã xây dựng vùng nguyên liệu hữu cơ và nghiên cứu cho ra đời dòng sản phẩm trà "tiến vua" từ hoa cúc chi.

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

Rmah Minh: Cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết

(GLO)- Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã Gào (TP. Pleiku) kiêm Trưởng ban Công tác Mặt trận làng C, Rmah Minh là nữ cán bộ trẻ năng động, nhiệt huyết. Chị đã tích cực làm công tác dân vận, giúp đỡ người dân nghèo vươn lên trong cuộc sống.

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Thợ chụp ảnh kiếm cả triệu đồng mỗi ngày nhờ dịp tết

Khắp các địa điểm nổi tiếng ở TP.HCM như: Nhà văn hóa Thanh niên, chợ Bến Thành, Hội trường Thống Nhất… đều tấp nập người dân tham quan, chụp ảnh. Nhu cầu lưu giữ những khoảnh khắc đẹp dịp đầu xuân giúp các thợ chụp ảnh trở nên bận rộn, thậm chí kiếm được tiền triệu chỉ trong một buổi sáng.