Chàng trai 9X mơ về nông nghiệp công nghệ cao với... 3 con bò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Khởi nghiệp bằng 3 con bò cái, nhưng chàng trai Nguyễn Phúc Bách (SN 1992), xã Phù Lưu, huyện Ứng Hòa (Hà Nội) chưa bao giờ nghĩ mình chỉ dừng lại ở chăn nuôi. Anh mơ về mô hình nông nghiệp công nghệ cao với những sản phẩm sạch, an toàn, và bước đầu, giấc mơ ấy đang dần hiện hữu.
Từ 3 con bò...
Khác với mong ước của bạn bè cùng trang lứa, học hết cấp 3, Bách không thi đại học mà quyết định gắn bó với nghề nông. “Tôi sinh ra trong gia đình làm nông nghiệp truyền thống, nên hiểu được sự vất vả, lam lũ của người nông dân… Đó cũng là động lực để tôi lập nghiệp từ chính những gì mình đã trải qua” - Bách nói.
Trong thời gian này, Bách đang chuẩn bị hoàn thiện thêm 2 khu nhà màng áp dụng công nghệ cao vào trồng dưa lưới. Nâng tổng số lên 3 khu nhà màng trồng dưa lưới với tổng diện tích 7.000m2. Ảnh: Minh Ngọc
Trong thời gian này, Bách đang chuẩn bị hoàn thiện thêm 2 khu nhà màng áp dụng công nghệ cao vào trồng dưa lưới. Nâng tổng số lên 3 khu nhà màng trồng dưa lưới với tổng diện tích 7.000m2. Ảnh: Minh Ngọc
Năm 2019, anh Bách được Bộ NNPTNT tặng bằng khen về thành tích trong thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về phát triển 15.000 hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã nông nghiệp hoạt động có hiệu quả, năm 2018 - 2019; được UBND TP.Hà Nội tặng bằng khen vì đã có thành tích trong phong trào thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi.

Để khởi nghiệp, từ số tiền dành dụm ít ỏi, vay mượn người thân và ngân hàng, Bách quyết định mua 3 con bò cái. Chỉ sau vài năm, từ 3 con bò này, Bách đã có đàn bò gần chục con, trở thành thanh niên nuôi nhiều bò thịt nhất xã.

Tuy nhiên, theo Bách, mặc dù thời điểm đó anh sở hữu đàn bò hàng chục con, nhưng anh nhận ra như vậy chưa đủ, sự khổ cực và vất vả theo cách làm nông nghiệp thời xưa đã không còn phù hợp, từ đó tư duy làm nông nghiệp của Bách đã dần thay đổi.
Theo đó, Bách vừa nuôi bò, vừa nghe ngóng nơi nào có mô hình nông nghiệp hiện đại là anh tới tham quan, rồi mua sách về học, tìm hiểu thông tin, liên hệ với các đơn vị cung ứng vật tư… với quyết làm nông nghiệp công nghệ cao trên chính quê hương mình.
Trải qua một thời gian lăn lộn, sau khi đến nhiều nơi, đi nhiều chỗ để học hỏi kinh nghiệm về làm nông nghiệp công nghệ cao, Bách quyết định bàn với bố mẹ bán đàn bò để đầu tư khu nhà màng, nhà lưới khung thép kiên cố với hệ thống tưới nhỏ giọt tiết kiệm nước, trồng cây trên giá thể, lắp đặt hệ thống camera giám sát quy trình sản xuất...
Ban đầu, bố mẹ  Bách rất lo lắng. Bởi lẽ, ngoài mức đầu tư tiền tỷ, bao đời nay nông dân ở đây đã quen trồng các loại cây truyền thống, sản xuất ngoài trời, quen nắng mưa chứ làm kiên cố thì trồng cây gì cho để thu hồi vốn cả tỷ đồng.
... đến mô hình nông nghiệp mơ ước
Giữa năm 2017, từ hơn 100 triệu đồng ban đầu cùng nguồn vốn vay, Bách đầu tư một khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao 1.000m2 trồng thử nghiệm các loại rau, quả. Ai ngờ, vườn rau cho năng suất thấp, lại bị sâu ăn nên Bách thua lỗ.
Không nản chí, Bách làm lại từ đầu. Khắc phục được những thiếu sót về kỹ thuật, vụ tiếp theo chỉ trong 40 ngày Bách thu hoạch được 4 - 5 tấn rau, đổ buôn cho đầu mối. Gia đình, người thân, bạn bè ai cũng vui mừng.
Nhưng không dừng lại ở đó, sau nhiều đêm trăn trở, Bách nhận ra làm nông nghiệp muốn thành công thì không thể canh tác ồ ạt trên diện rộng mà phải có sự tính toán, cân nhắc kỹ càng nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại. Bách tiếp tục tìm hiểu, hoàn thiện quy trình kỹ thuật để phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
Năm 2018, Bách quyết định chuyển 100% diện tích sang trồng dưa lưới. Vụ đầu tiên, năng suất không cao do cây ra quả vào thời điểm mùa hè, nhiều lúc nhiệt độ ngoài trời lên tới 42 độ C, trong khi các biện pháp hạ nhiệt trong nhà màng chưa chuẩn nên năng suất chỉ đạt 30% so với dự kiến.
Rút kinh nghiệm sau thất bại của vụ trồng dưa lưới đầu tiên, chàng trai trẻ mạnh dạn mở rộng, xây dựng nhà kính quy mô 3.000m2, trồng 5.500 gốc dưa lưới giống Nhật, với tổng kinh phí đầu tư 1,5 tỷ đồng. Vườn dưa phát triển tốt, trung bình mỗi quả dưa lưới nặng khoảng 1,5 - 2kg.
Để sản phẩm của mình được thị trường biết đến, Bách đã áp dụng trồng dưa lưới theo quy chuẩn VietGAP, hiện nay sản phẩm đã có mặt tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng hoa quả sạch của Hà Nội và một số tỉnh lân cận.
Thời gian này, Bách đang chuẩn bị hoàn thiện thêm 2 khu nhà màng áp dụng công nghệ cao vào trồng dưa lưới. Nâng tổng số lên 3 khu nhà màng trồng dưa lưới với tổng diện tích 7.000m2. Mô hình dưa lưới của anh được trồng với công nghệ cao, mọi quy trình tưới nước, đảm bảo chất dinh dưỡng... được điều khiển tự động hóa chỉ 3 nhân công.
Hiện nay, mỗi vụ dưa, Bách thu được 5.000 quả, giá bán từ 35.000 - 40.000 đồng/kg. Trừ chi phí đầu tư và chăm sóc, mỗi vụ anh thu được khoảng 150 - 200 triệu đồng.
Theo Minh Ngọc (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Khởi nghiệp ở 'cổng trời'

Vĩnh Sơn là xã vùng cao đặc biệt khó khăn của huyện miền núi Vĩnh Thạnh (Bình Định). Nằm ở độ cao khoảng 800m so mặt nước biển, Vĩnh Sơn được ví von là “cổng trời”, mang nét đẹp nguyên sơ đặc trưng.

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Những tiến sĩ trẻ và khát vọng đổi thay - Bài 4: Xây dựng cộng đồng nhà khoa học trẻ tài năng

Dành trọn đam mê trong phòng thí nghiệm, chắt chiu trong từng thí nghiệm, TS. Phạm Thanh Tuấn Anh, SN 1992, Phó trưởng phòng Phòng thí nghiệm Vật liệu Kỹ thuật cao, Trường ĐH Khoa học tự nhiên (ĐHQG HCM), đã gặt hái nhiều thành tựu trong lĩnh vực công nghệ vật liệu mới.

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Chàng trai đam mê làm nông nghiệp sạch

Đam mê làm nông nghiệp, hướng đến những sản phẩm sạch, anh Nguyễn Mạnh Tường đã đầu tư phát triển mô hình liên kết sản xuất chế biến, tiêu thụ rau, củ, quả. Mô hình này vừa đạt giải Nhất cuộc thi Dự án khởi nghiệp thanh niên nông thôn tỉnh Hà Tĩnh năm 2024, do Tỉnh Đoàn Hà Tĩnh tổ chức.