Cây lúa nước ở làng Tung

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Theo số liệu mới nhất, xã Ia Nan (huyện Đức Cơ) hiện có 251 hộ nghèo, chiếm 13,96% số hộ trong xã. Đây có thể nói là con số “chấp nhận được”, bởi Ia Nan là xã biên giới có xuất phát điểm thấp, hệ thống cơ sở hạ tầng chưa hoàn thiện, thường xuyên phải chịu thiệt hại do thiên tai gây nên. Tuy nhiên, hiện công tác xóa đói giảm nghèo ở địa phương này vẫn còn bộc lộ những vấn đề nan giải. Câu chuyện của làng Tung, một trong 3 ngôi làng đồng bào dân tộc thiểu số Jrai ở xã là một minh chứng...

Hơn thập kỷ, cây lúa nước vẫn không chịu... bén rễ

Cây lúa nước “đến” với làng Tung từ khá sớm và có thể khẳng định đây là sự lựa chọn đúng đắn. Thứ nhất, đó là việc tận dụng lợi thế về đất đai, nguồn nước tưới tiêu khi khu dân cư này “sở hữu” nhiều khu vực trũng để phát triển cánh đồng lúa nước, góp phần bảo đảm an ninh lương thực tại chỗ. Tiếp đến là những tác động tích cực về mặt xã hội cũng như tư duy sản xuất của bà con, bởi một khi cây lúa nước có “chỗ đứng” nơi đất làng sẽ góp phần hạn chế nạn du canh, chặt phá rừng làm nương rẫy, đồng thời phá thế độc canh cây lúa rẫy, mở ra nhiều cơ hội phát triển các loại cây hàng hóa mang lại lợi ích kinh tế cao hơn. Và yếu tố không thể không nhắc đến đó là sự tiếp sức của người lính đứng chân trên địa bàn trong “cuộc cách mạng” đưa bà con xuống... ruộng.

 

Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Nan thường xuyên quan tâm chăm lo, giúp đỡ người nghèo trên địa bàn. Ảnh: T.K.N
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Ia Nan thường xuyên quan tâm chăm lo, giúp đỡ người nghèo trên địa bàn. Ảnh: T.K.N

Cây lúa nước ở làng Tung được Đồn Biên phòng Ia Nan triển khai lần đầu từ những nhóm hộ nhỏ lẻ và ngay sau đó trở thành một phong trào lớn nhờ sự vào cuộc quyết liệt của Công ty 72 (Binh đoàn 15). Ngày đó, để triển khai “chiến dịch” đưa bà con xuống ruộng, Công ty 72 phối hợp với chính quyền địa phương và Đồn Biên phòng tổ chức đồng loạt ra quân khai hoang phục hóa cánh đồng, nạo vét kênh mương phục vụ tưới tiêu. Sau khi hoàn thành công đoạn đầu tiên và hỗ trợ trọn gói chi phí về máy móc, cây giống, phân bón, thuốc trừ sâu..., bộ đội lại trực tiếp “xắn ống quần” xuống đồng lao động sản xuất với bà con. Cũng như một đứa trẻ mới ngày đầu đến trường, phải cầm tay tập viết, bà con làng Tung được bộ đội hướng dẫn chi tiết từ cách làm đất, xuống giống, đến làm cỏ, bón phân, thậm chí khi thu hoạch lúa về phải phơi phóng, bảo quản ra sao để đảm bảo chất lượng lương thực. Vụ đầu tiên, bà con chưa tiếp cận được cách làm, bộ đội lại tiếp tục hỗ trợ y như thế trong vụ thứ hai, thứ ba với ước muốn cây lúa nước sớm muộn cũng sẽ  “bén rễ” nơi đất làng. Tuy nhiên, toàn bộ công sức, tiền của này hóa ra đã tạo tâm lý trông chờ, ỷ lại ngay trong chủ thể chính của nó.

Cây lúa nước èo uột khi vắng bóng những người lính, nên suốt một thập kỷ qua nó không thể phát triển, khiến cho phần lớn diện tích quay trở lại thời kỳ hoang hóa. Nhiều người cho rằng bà con “không thích” canh tác cây lúa nước, song nên nhớ ở làng Nú, làng Sơn bên cạnh (thuộc xã Ia Nan) nhiều hộ gia đình cũng là người Jrai muốn sản xuất lúa nước phải sang tận xã Ia Pnôn kiếm đất để làm và đạt năng suất rất cao. Điển hình như hộ ông Rơ Châm Miêu, Siu H’Lang, Rơ Châm Tiên (làng Nú) mỗi năm thu hoạch hàng trăm bao lúa mà chẳng cần đến một sự trợ giúp nào.

Quyết không “đi câu” thay

Hơn chục năm, với không biết bao nhiêu công sức, tiền của nhưng cánh đồng lúa nước ở làng Tung vẫn trong trạng thái “suy dinh dưỡng”. Đây là nỗi trăn trở của cấp ủy Đảng, chính quyền huyện Đức Cơ và xã Ia Nan, bởi “nút thắt” đã được tìm thấy nhưng vấn đề là tháo gỡ nó bằng cách nào?

Ông Phạm Văn Cường-Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Đức Cơ, cho biết: “Địa phương tạo mọi điều kiện thuận lợi để giúp bà con làng Tung phát triển diện tích trồng lúa nước như đầu tư kiên cố hóa đập thủy lợi, kênh mương tưới tiêu cũng như hỗ trợ bà con về kỹ thuật, lúa giống nhưng kiên quyết không làm thay. Chúng tôi chỉ đạo xã cho các hộ gia đình có đất trong khu vực phải ký cam kết làm lúa nước. Khó chỗ nào, giúp bà con chỗ đó, nhưng họ phải là người trực tiếp bám ruộng bám đồng. Ở đây vấn đề không phải là tư duy sản xuất mà là tâm lý trông chờ của bà con...”. Rõ ràng quyết tâm “đưa bà con xuống đồng” của địa phương là có thừa, đầu tư cũng hết sức bài bản, trong đó đáng kể nhất là công trình nâng cấp, kiên cố hóa đập thủy lợi và hệ thống mương tưới tiêu trị giá khoảng 5 tỷ đồng từ nguồn ngân sách của huyện. Với quy mô chưa đến 30 hộ canh tác trên khu vực cánh đồng (khu A) của làng Tung thì số tiền nêu trên không phải là nhỏ. Đó còn chưa tính đến công sức, tiền của của các ban ngành, đoàn thể, đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn trong suốt hàng thập kỷ qua.

Theo thông tin chúng tôi ghi nhận được, tới thời điểm này đã có 28 hộ ở làng Tung ký vào bản cam kết làm lúa nước với những quy định rất chặt chẽ.

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết, trong số 251 hộ nghèo ở xã Ia Nan thì có đến hơn 1/3 là những “chủ nhân” đến từ làng Tung. Không phải không có cơ hội phát triển, bởi ngoài ưu tiên mở rộng diện tích sản xuất lúa nước, thì ngôi làng của 190 hộ đồng bào dân tộc thiểu số này hiện có gần 80 con em đang làm công nhân cao su ở đội 10 (Công ty 72) có mức thu nhập ổn định, quỹ đất sản xuất dồi dào, có tiềm năng phát triển chăn nuôi...

Nói như thế để thấy, cái nghèo ở làng Tung không chỉ đến từ chuyện sợ... “ướt chân” khi phải làm lúa nước mà còn có một số nguyên nhân khác. Đại úy Lê Minh Hải-Đội trưởng Đội Vận động quần chúng Đồn Biên phòng Ia Nan, người đã có 6 năm công tác tại địa bàn, trăn trở: “Hễ cứ đến mùa thu hoạch nông sản là nhà nào trong làng cũng mua sắm, nhiều nhất vẫn là xe máy. Có những chiếc năm, bảy mươi triệu đồng, con đòi mua là bố mẹ chiều theo ngay. Nhiều hộ gạo ăn còn thiếu nhưng xe máy lúc nào cũng thừa...”. Hệ quả của việc chi tiêu không hợp lý là không có tích lũy, lại phải gánh thêm nhiều khoản chi phí như sửa chữa, bảo dưỡng, tiêu hao nhiên liệu... Có thể kể ra đây một số trường hợp như gia đình ông Rơ Mah Ol và Rơ Lan Phiel, mặc dù thuộc diện hộ nghèo nhưng đều sở hữu 4 chiếc xe máy trong nhà. Nếu tính bình quân mỗi tháng chi phí xăng xe, sửa chữa (từ 300 ngàn đồng đến 500 ngàn đồng/chiếc) thì những gia đình này phải mất gần 20 triệu đồng/năm. Quá tốn kém...

Câu chuyện lúa nước và vấn đề chi tiêu kiểu “vung tay quá trán” chỉ là hai trong nhiều nguyên nhân khiến cho cái nghèo cứ mãi luẩn quẩn trong làng Tung. “Nút thắt” đã được nhận dạng, giờ là lúc chính quyền địa phương và các ban ngành phải tìm cách tháo gỡ.

Thái Kim Nga

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.