Cao tốc Tây Nguyên-Nam miền Trung: Mở hướng liên kết vùng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Tây Nguyên nói chung, Gia Lai nói riêng có vị trí chiến lược vô cùng quan trọng về mọi mặt. Xác định rõ điều đó, những năm qua, Đảng và Nhà nước đã dành cho Tây Nguyên sự quan tâm đặc biệt, trong đó có nguồn lực đầu tư phục vụ phát triển kinh tế-xã hội, củng cố quốc phòng-an ninh. Tuy vậy, so với cả nước, Tây Nguyên vẫn là khu vực còn nhiều khó khăn, cơ sở hạ tầng còn thấp kém, đặc biệt là hạ tầng giao thông.
Với đặc thù địa hình, khu vực Tây Nguyên chỉ có giao thông đường bộ và đường hàng không. Vì chi phí cho giao thông hàng không khá cao, do đó, các hoạt động vận chuyển hàng hóa phục vụ phát triển kinh tế-xã hội chủ yếu tập trung vào đường bộ. Hiện nay, khu vực Tây Nguyên có tuyến quốc lộ 14 (đường Hồ Chí Minh) chạy theo hướng Bắc-Nam, kết nối các tỉnh Quảng Nam-Kon Tum-Gia Lai-Đak Lak-Đak Nông-Bình Phước. Về kết nối theo hướng Đông-Tây, trên địa bàn có các quốc lộ như: 19 (Gia Lai-Bình Định), 25 (Gia Lai-Phú Yên), 26 (Đak Lak-Khánh Hòa), 27 (Lâm Đồng-Ninh Thuận).
Quốc lộ 19 Pleiku - Quy Nhơn - đoạn Nam Yang (ảnh internet)
Quốc lộ 19 Pleiku - Quy Nhơn - đoạn Nam Yang (ảnh internet)
Mặc dù đã được đầu tư nâng cấp một phần nhưng nhìn chung các tuyến quốc lộ nói trên còn nhỏ hẹp, mặt đường xấu, nhiều đèo dốc… thường trực nguy cơ mất an toàn giao thông. Đặc biệt, chi phí vận chuyển hàng hóa từ các tỉnh Tây Nguyên về đồng bằng và ngược lại rất đắt đỏ. Trên thực tế, chi phí vận chuyển là một trong những “chiếc barie” cản ngại tốc độ tăng trưởng kinh tế và công tác thu hút đầu tư của các tỉnh Tây Nguyên.
Vì vậy, trong buổi làm việc với Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ và lãnh đạo một số bộ, ngành mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang tha thiết đề nghị Đảng, Quốc hội, Chính phủ thông qua chủ trương xây dựng tuyến đường cao tốc Gia Lai-Bình Định. Trước đó, lãnh đạo tỉnh Đak Lak cũng đề nghị Trung ương đầu tư tuyến cao tốc Đak Lak-Khánh Hòa.
Theo Bí thư Tỉnh ủy Dương Văn Trang, liên kết vùng là vấn đề có tính chiến lược trong đầu tư phát triển. Việc xây dựng các tuyến cao tốc nối Tây Nguyên và các tỉnh Nam Trung bộ là “chìa khóa” để mở ra cơ hội liên kết vùng. Tuy vậy, hiện nay, trên địa bàn Tây Nguyên chưa có tuyến cao tốc nào. Chỉ có đầu tư làm đường cao tốc thì mới rút ngắn thời gian vận chuyển giữa Tây Nguyên với các tỉnh có nền kinh tế phát triển của khu vực miền Trung. Không chỉ kết nối các tỉnh, thành trong khu vực miền Trung-Tây Nguyên, các tuyến cao tốc còn vươn ra kết nối với thế giới thông qua hệ thống cảng biển và vùng Nam Lào, Đông Bắc Campuchia trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia-Lào-Việt Nam.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Vương Đình Huệ rất chú ý đến đề xuất của các tỉnh Tây Nguyên.
Việc đầu tư xây dựng các tuyến đường cao tốc cần một nguồn kinh phí rất lớn. Tuy nhiên, vì sự phát triển của vùng chiến lược Tây Nguyên, vì quốc kế dân sinh nên đề xuất này cần được quan tâm đúng mức. Hy vọng trong thời gian tới, dự án xây dựng các tuyến cao tốc Tây Nguyên-Nam Trung bộ sẽ được đưa ra bàn bạc tại Quốc hội và trở thành hiện thực.
 DUY LÊ

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam