Cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn thông xe kỹ thuật vào cuối tháng Chín

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn đã cơ bản đáp ứng tiến độ, đảm bảo điều kiện để thông xe kỹ thuật vào cuối tháng Chín này.



Tuyến cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn dài 64km dự kiến sẽ thông xe kỹ thuật vào ngày 29/9 tới đây sẽ rút ngắn thời gian đi lại từ Hà Nội đến Lạng Sơn từ 3,5 giờ xuống còn khoảng 2,5 tiếng đồng hồ so với tuyến Quốc lộ 1 cũ.
 

Dự án đường cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn thông xe sẽ rút ngắn thời gian đi lại từ Hà Nội-Lạng Sơn từ 3,5 giờ xuống còn khoảng 2,5 tiếng đồng hồ so với tuyến Quốc lộ 1 cũ. (Ảnh: CTV/Vietnam+)
Dự án đường cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn thông xe sẽ rút ngắn thời gian đi lại từ Hà Nội-Lạng Sơn từ 3,5 giờ xuống còn khoảng 2,5 tiếng đồng hồ so với tuyến Quốc lộ 1 cũ. (Ảnh: CTV/Vietnam+)


Ông Phạm Minh Đức, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Bắc Giang-Lạng Sơn cho biết, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn đã cơ bản đáp ứng tiến độ, đảm bảo điều kiện để thông xe kỹ thuật.

“Đến nay, tuyến đường đã cơ bản hoàn thành toàn bộ phần mặt đường, hoàn thiện lớp bêtông tạo nhám. Các nhà thầu đang đẩy nhanh tiến độ thi công các hạng mục bảo đảm an toàn giao thông, sơn kẻ vạch, hộ lan… Công trình sẽ được nghiệm thu nội bộ trước ngày 30/10 và đưa vào khai thác trong tháng 1/2020,” ông Đức cho hay.

Tuyến cao tốc có điểm đầu tại Km45+100 (giao cắt với Quốc lộ 1 tại xã Mai Sao, huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn) và điểm cuối tại Km108+500, nối với điểm cuối Quốc lộ 1 đoạn Hà Nội-Bắc Giang. Đường có bề rộng 25m, gồm 4 làn xe và 2 làn dừng khẩn cấp, vận tốc thiết kế là 100km/giờ.

Dự án BOT Bắc Giang-Lạng Sơn có tổng chiều dài gần 170km, gồm hai hợp phần là xây dựng 64km đường cao tốc đoạn Km45+100-Km108+500 và tăng cường mặt đường Quốc lộ 1 đoạn Km1+800-Km106+500 (dài 105km). Công trình có tổng mức đầu tư lên tới hơn 12.000 tỷ đồng được khởi công vào tháng 7/2015.

Trước đó, vào tháng 7/2017, dự án đã khởi công nhưng do nhà đầu tư cũ (Công ty UDIC) không thu xếp được tín dụng nên dự án bị dừng 2 năm. Lúc này, hợp phần Quốc lộ 1 chỉ đạt 13% sản lượng, hợp phần cao tốc thậm chí chưa triển khai.

Đến tháng 3/2017, Bộ Giao thông Vận tải chấm dứt hợp đồng với nhà đầu tư (đứng đầu là UDIC) và chỉ sau 3 tháng sau (đến tháng 6/2017), Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả chính thức tham gia “giải cứu” dự án.

Dự án cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn nằm trong quy hoạch của đường cao tốc Hà Nội-Lạng Sơn nối từ Thủ đô Hà Nội tới Cửa khẩu Hữu Nghị (tỉnh Lạng Sơn) và kết nối với tuyến cao tốc quốc tế Hữu Nghị-Nam Ninh (Trung Quốc) của Hành lang kinh tế giao thương Việt Nam-Trung Quốc. Tuyến cao tốc này hình thành sẽ góp phần quan trọng giảm ách tách giao thông thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội cho các địa phương trong khu vực.

Trước đó, tháng 2/2018, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý bổ sung tuyến cao tốc Chi Lăng-Hữu Nghị dài 43km có tổng mức đầu tư ban đầu khoảng 8.743 tỷ đồng, sau khi rà soát giảm xuống còn khoảng 5.675 tỷ đồng vào dự án cao tốc Bắc Giang-Lạng Sơn và giao Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Nhà đầu tư đã chủ động đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bỏ một trạm thu phí trên Quốc lộ 1 (tại Km24+900) theo dự án đã được phê duyệt để tránh xung đột, đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước và nhà đầu tư.

Với năng lực thi công thực tế tại công trình Bắc Giang-Lạng Sơn, Công ty Cổ phần BOT Bắc Giang-Lạng Sơn khẳng định hoàn toàn có đủ khả năng đảm nhận thực hiện toàn tuyến cao tốc từ Bắc Giang đến cửa khẩu Hữu Nghị.

Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.