Cao su Việt trên đất Chùa Tháp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đã có hàng chục doanh nghiệp trồng cao su của Việt Nam sang Campuchia thuê đất trồng cao su, như: Hoàng Anh Gia Lai, Công ty 72, Công ty 75 (Binh đoàn 15), Công ty Duy Tân… trong đó dẫn đầu là những đơn vị của Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam như: Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah, Cao su Chư Sê, Cao su Mang Yang. Chúng tôi vừa có hành trình thăm những vườn cao su  Việt lên xanh trên đất Chùa Tháp…

Kampong Thom từ gian khó đi lên

Sau quãng đường gần 600 km từ trụ sở của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah (Gia Lai) qua Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh, chúng tôi có mặt tại tỉnh Kampong Thom khi trời vừa chập choạng tối. Đêm phải ngủ lại TP. Kampong Thom để sáng sớm hôm sau chúng tôi vượt hơn 100 km đường đất mới vào vùng rừng thiêng nước độc của xã Don Campech (huyện Sang Dan, tỉnh Kampong Thom, Campuchia), nơi triển khai dự án.

Đón chúng tôi ở dãy nhà được cất lên bằng gỗ, dù đang là tạm bợ nhưng cũng đầy đủ các phòng làm việc, nhà ở cho cán bộ, công nhân, Tiến sĩ Lê Đức Tánh-Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah vui vẻ hỏi thăm sau chặng đường dài. Không giấu niềm tự hào mà dự án đã đạt được những thành công bước đầu, ông Tánh dẫn chúng tôi đi thăm những lô cao su trải dài xanh mướt. “Năm 2009, chúng tôi đặt chân vào đây khảo sát cho dự án 6.000 ha cao su, chỉ một đoạn đường hơn 100 cây số nhưng có hơn… 100 cây cầu tạm, bao nhiêu sự ái ngại. Từ TP. Kampong Thom vào đến vùng dự án phải ngủ đêm ở xã  Don Campech bởi vào vùng dự án chưa có đường, phải cuốc bộ.
 

Nhà ở công nhân ở Công ty Cao su Mang Yang-Rattanakiri. Ảnh: H.S
Nhà ở công nhân ở Công ty Cao su Mang Yang-Rattanakiri. Ảnh: H.S

Từ khai thiên lập địa đến nay chưa có dấu chân người vào đây khai phá. Nỗi lo thú dữ, nỗi lo bom mìn. Một cán bộ kỹ thuật của Công ty cũng đã ngã xuống vì bệnh sốt rét trong những ngày đầu triển khai dự án. Rồi kẻ xấu kích động khiến những người dân quanh vùng lúc đầu không ủng hộ… Thế nhưng, với sự quan tâm của hai Chính phủ Việt Nam và Campuchia và chính quyền của nước bạn tạo điều kiện thuận lợi, chúng tôi đã làm được những điều tưởng chừng như không tưởng đó”-Tiến sĩ Tánh tâm sự với chúng tôi bên những lô cao su 1-2 năm nữa là thu hoạch trước thời hạn.  

Tại đây có gần 4.400 ha cao su đã được trồng từ năm 2010 đến 2015, do Công ty Cao su Chư Pah đầu tư 100% vốn. Theo tính toán của những cán bộ, nhân viên Công ty Cao su Chư Pah Kompong Thom (CRCK) thì chỉ 2 năm nữa thôi, những cây cao su sẽ cho sản lượng khoảng 2 tấn/ha, tăng 3 tạ/ha so với cao su ở Gia Lai.

Đưa chúng tôi thăm làng công nhân với những căn nhà gỗ làm theo kiểu của người Khmer vừa được cất lên trên bãi đất bằng phẳng, ông Tánh cho biết: 50 căn nhà gỗ vừa được Công ty dựng lên với đầy đủ các phòng ngủ, nhà vệ sinh, sân sinh hoạt, giếng nước nhằm phục vụ cho người địa phương mà Công ty tuyển dụng vào. Công ty cũng ủng hộ các công trình văn hóa, tâm linh, phúc lợi xã hội của địa phương trị giá hàng chục tỷ đồng, làm khởi sắc vùng sâu, vùng xa này. Thế nên tình hình ở khu vực triển khai dự án ngày càng yên ổn, an lành, bà con ngày càng quý mến cán bộ, nhân viên ở đây vì mang lại đời sống ấm no cho họ.

Rattanakiri xanh thẳm cao su Việt

Nếu Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah phải đi khá xa mới có đất trồng cao su thì từ Công ty TNHH một thành viên Cao su Mang Yang ở thị trấn Đak Đoa, Gia Lai ngồi xe chưa đến 3 giờ đồng hồ đã đến vườn cây của Công ty này trồng ở tỉnh Rattanakiri-Campuchia.

Những người đứng mũi chịu sào ở Công ty cổ phần Cao su Mang Yang-Rattanakiri là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Lê Đình Bửu và Tổng Giám đốc Trần Xuân Thịnh và hàng loạt trưởng, phó các phòng ban, nông trường như: Nguyễn Bá Thiệp, Trương Ly, Nguyễn Tiến Thành… từ năm 2008 đã lên đường sang Van Say khảo sát lập dự án, hoàn thành các thủ tục, chiêu mộ nhân lực, thực hiện bằng được tiến độ trồng cao su 7.000 ha. Hơn 6 năm đương đầu với những khó khăn, đến nay Công ty đã có sản phẩm đầu tiên đi vào khai thác.

Cao su Việt khá bén duyên trên vùng đất màu mỡ Đông Bắc Campuchia nên mới trồng vài năm mà đã dần khép tán lá. Những cây cao su mảnh mai rung rinh trong mưa bụi cuối Đông đầu Xuân trên đất Chùa Tháp trông đáng yêu và đầy nhựa sống. Từng tốp công nhân cả vợ chồng con cái dầm mình trong mưa chăm chỉ cuốc cỏ, bón phân; trồng xen canh các loại đậu, bắp, tranh thủ lúc cao su chưa khép tán. Công nhân ở đây có đặc trưng rất… cần cù. Bà con tự dựng lán trại ngay tại lô cao su làm cho xong việc mới về. Xen giữa lô cao su lều tạm của công nhân, nhà chứa vật tư phân bón, hàng quán mọc lên phục vụ đời sống cho bà con. Một không gian sinh động vui nhộn rộn ràng giữa vùng đất mới khẩn hoang.

Ông Lê Đình Bửu-Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Cao su Mang Yang-Rattanakiri cho biết: Phát triển cao su ở nước bạn Campuchia, đơn vị luôn gắn công tác kinh doanh với việc chăm lo, hỗ trợ đời sống đồng bào địa phương.

Đến nay, Công ty đã tuyển 500 lao động là người Campuchia thực hiện các khâu từ ươm giống, đến khai hoang trồng mới dự án cao su, thu nhập bình quân khoảng 150 USD-200 USD/người/tháng. Để tạo điều kiện cho bà con công nhân yên tâm công tác, Công ty còn xây dựng hàng trăm căn nhà trị giá gần 40 triệu đồng/căn làm nhà ở cho công nhân.

Anh Bun In-công nhân người Campuchia gặp chúng tôi với nét mặt rạng rỡ trong ngôi nhà mới mà Công ty vừa giao cho gia đình anh, cho biết: Bun In ở huyện Đôn Mia, đã từng tham gia bộ đội trong thời gian đánh Mỹ và Pôn Pốt.  Sau này lấy vợ theo vợ về xã Kchôn (huyện Van Say-Rattanakiri), cuộc sống vợ chồng khá lam lũ bởi đất đai rừng núi mênh mông mà phương tiện canh tác của bà con còn hết sức thô sơ lạc hậu. Khi Công ty triển khai dự án trồng cao su trên địa bàn huyện, vợ chồng anh đăng ký ngay vào làm công nhân. Từ khi vào làm công nhân, cuộc sống của gia đình anh đã ổn định và khá lên từng ngày. Anh đã được Công ty cấp nhà ở, thu nhập từ công nhân giúp gia đình anh mua sắm được xe máy, nuôi con lớn học đại học ở Phnôm Pênh, 1 đứa học cấp III ở TP. Ban Lung và 5 con nhỏ. Anh nói sẽ gắn bó lâu dài với Công ty và cây cao su đồng thời sẽ vận động nhiều bà con người địa phương vào làm công nhân.

Từ cửa khẩu biên giới Đức Cơ vào TP. Ban Lung và đi sâu vào đất nước bạn lên Stung Treng, Karache, Kampong Thom, Kampong Chàm… dọc bên đường đang dần phủ kín màu xanh cao su do doanh nghiệp Việt Nam và Campuchia đầu tư trồng mới. Mặc dù hiện tại cao su xuống giá, doanh nghiệp khó khăn song tương lai chắc chắn sẽ hứa hẹn cho những doanh nghiệp dám đương đầu với gian khó mở rộng đầu tư trên những thương trường mới.

Huỳnh Sơn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.