Cao nguyên đá Đồng Văn: Danh thắng hoang sơ và hùng vĩ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cao nguyên thường lạnh và buồn. Lên Đồng Văn càng cảm nhận rõ điều đó cùng sự cô liêu của miền biên viễn khi độc hành qua hàng trăm cây số miên man đá.

 Có núi đá chiếm tới 70% diện tích tự nhiên, 30% còn lại là đất... lẫn đá, cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) có lẽ đặc biệt nhất trong các di sản được UNESCO công nhận ở nước ta.
Có núi đá chiếm tới 70% diện tích tự nhiên, 30% còn lại là đất... lẫn đá, cao nguyên Đồng Văn (tỉnh Hà Giang) có lẽ đặc biệt nhất trong các di sản được UNESCO công nhận ở nước ta.
Trải dài trên bốn huyện biên giới phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, với diện tích hơn 2.350km2, vùng cao này đã được gọi là “cao nguyên đá” từ khi nó chưa được mang danh di sản, cùng với những ví von mỹ miều: vũ điệu của những khối đá, rừng hoa đá, biển đá...
Trải dài trên bốn huyện biên giới phía bắc: Quản Bạ, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn, với diện tích hơn 2.350km2, vùng cao này đã được gọi là “cao nguyên đá” từ khi nó chưa được mang danh di sản, cùng với những ví von mỹ miều: vũ điệu của những khối đá, rừng hoa đá, biển đá...
 Từ cột cây số 0 ở thành phố Hà Giang, lên tới thị trấn Tam Sơn (trung tâm huyện Quản Bạ - “vùng thấp” của cao nguyên đá) là 40km; song mới đi quá nửa quãng đường, tới ranh giới Quản Bạ là đã chạm vào cao nguyên đá, là bắt đầu hành trình đèo dốc, là cảm giác rợn ngợp trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, tạo hóa.
Từ cột cây số 0 ở thành phố Hà Giang, lên tới thị trấn Tam Sơn (trung tâm huyện Quản Bạ - “vùng thấp” của cao nguyên đá) là 40km; song mới đi quá nửa quãng đường, tới ranh giới Quản Bạ là đã chạm vào cao nguyên đá, là bắt đầu hành trình đèo dốc, là cảm giác rợn ngợp trước sự hùng vĩ của thiên nhiên, tạo hóa.
Càng đi càng cảm nhận đá là chất liệu, là đường nét, là hình khối, là màu sắc, là âm hưởng chủ đạo của ngút ngàn cao nguyên này.
Càng đi càng cảm nhận đá là chất liệu, là đường nét, là hình khối, là màu sắc, là âm hưởng chủ đạo của ngút ngàn cao nguyên này.
 Cuộc sống của khoảng 250.000 con người thuộc 17 dân tộc nơi đây (mà 70% là người Mông) là cuộc sinh tồn với đá, với địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt.
Cuộc sống của khoảng 250.000 con người thuộc 17 dân tộc nơi đây (mà 70% là người Mông) là cuộc sinh tồn với đá, với địa hình hiểm trở, khí hậu khắc nghiệt.
Nhưng chính nhờ đó, lại hiện diện rõ nét, lấp lánh, tỏa sáng những giá trị văn hóa và kiến trúc bản địa độc đáo
Nhưng chính nhờ đó, lại hiện diện rõ nét, lấp lánh, tỏa sáng những giá trị văn hóa và kiến trúc bản địa độc đáo
Ngày 3/10/2010, cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
Ngày 3/10/2010, cao nguyên đá Đồng Văn được UNESCO chính thức công nhận là Công viên địa chất toàn cầu.
 Đây là danh hiệu đầu tiên - duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
Đây là danh hiệu đầu tiên - duy nhất ở Việt Nam và thứ hai ở Đông Nam Á.
 Cũng từ đây, cao nguyên đá Đồng Văn mang một cái tên dài và mỹ miều hơn: Công viên địa chất toàn cầu 'Cao nguyên đá Đồng Văn'.
Cũng từ đây, cao nguyên đá Đồng Văn mang một cái tên dài và mỹ miều hơn: Công viên địa chất toàn cầu 'Cao nguyên đá Đồng Văn'.
Cao nguyên cũng dễ cho người ta những giấc mơ, như thể ở trên cao thì dễ thăng hoa bay bổng.
Cao nguyên cũng dễ cho người ta những giấc mơ, như thể ở trên cao thì dễ thăng hoa bay bổng.
Hơn một trăm năm trước, các học giả người Pháp đã gọi đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc) có độ cao 2.000m so với mặt nước biển và cao nguyên đá Đồng Văn là “Tượng đài địa chất”. Đèo dài 12km trên cung đường 22km từ Đồng Văn tới Mèo Vạc - con số này nghe qua quá ư khiêm tốn, nhưng ở đây nó xứng đáng là kỷ lục.
Hơn một trăm năm trước, các học giả người Pháp đã gọi đỉnh Mã Pì Lèng (Mèo Vạc) có độ cao 2.000m so với mặt nước biển và cao nguyên đá Đồng Văn là “Tượng đài địa chất”. Đèo dài 12km trên cung đường 22km từ Đồng Văn tới Mèo Vạc - con số này nghe qua quá ư khiêm tốn, nhưng ở đây nó xứng đáng là kỷ lục.
Cung đường mang tên Hạnh Phúc được hoàn thành trong sáu năm (1959 - 1965) với sức người của hàng vạn thanh niên xung phong cùng 2,2 triệu ngày công lao động. Trên bia đá ở đỉnh đèo nay vẫn còn ghi: “Riêng dốc Mã Pì Lèng công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường”.
Cung đường mang tên Hạnh Phúc được hoàn thành trong sáu năm (1959 - 1965) với sức người của hàng vạn thanh niên xung phong cùng 2,2 triệu ngày công lao động. Trên bia đá ở đỉnh đèo nay vẫn còn ghi: “Riêng dốc Mã Pì Lèng công nhân đã treo mình 11 tháng để mở đường”.


CTV Hà Thành/VOV.VN

Có thể bạn quan tâm

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.