Nhờ công dụng giã rượu giải độc, món canh đỗ xanh rất đắt hàng trong các bàn tiệc ngày lễ, Tết. Các bài thuốc từ đậu xanh cũng đắc dụng cho ngày xuân đi đường chẳng may trúng gió, ngất xỉu đột ngột hoặc ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc hay sản phẩm quá hạn hoặc thân nhiệt quá nóng do khí.
Chất xơ hòa tan trong bánh đậu xanh lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol. Vỏ đậu xanh có chứa nhiều hoạt chất thuộc nhóm flavonoid, các tác dụng ức chế sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, đặc biệt là làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Theo đông y, đậu xanh có vị ngọt, hơi tanh, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ phiền nhiệt, điều hòa ngũ tạng, giảm đau sưng, có ích cho người bị các loại bệnh nhiệt ngoài da như mụn nhọt, ghẻ lở, nổi mề đay; người bị cao huyết áp, cholesterol máu cao, viêm gan mãn tính, say rượu; trẻ em bị bệnh quai bị, sởi.
Canh sườn đỗ xanh
Với những người đang như nhiệt, háo khát, nổi mề đay hay uống nhiều bia rượu, canh sườn đỗ xanh vừa giúp điều hòa cơ thể vừa thải độc. Sườn để nấu canh ngon nhất là sườn thăn hoặc sườn sụn, đem luộc qua rồi rửa sạch. Đỗ xanh để cả vỏ, cán vỡ rồi đãi sạch. Cho đỗ xanh vào hầm cùng sườn cho đến khi nhừ, nêm gia vị vừa ăn và tra hành, rau mùi ta vào là ăn nóng được.
Những bài thuốc từ đỗ xanh
Người đi đường trúng gió, ngất xỉu đột ngột hoặc ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc hay sản phẩm quá hạn: 20g đỗ xanh sống cho vào 30ml nước sôi. Năm phút sau, vớt đậu ra, giã nát, vắt lấy nước cốt cho uống.
Nam nữ thân nhiệt nóng do thời khí bị cảm sốt vàng da vì phũ thũng:
Dùng 50g đỗ xanh (còn vỏ) rang chín,
20g hoa cúc vàng (khô),
3g muối trắng,
35g đường cát nấu chung với 500ml còn 200ml,
50g lá dâu tằm ăn còn non,
20g nụ hoa nhài (mua ở hiệu thuốc đông y)
Tất cả nấu cô đặc còn lại từ 10ml đến 20ml nước. Ăn 3 lần/ngày, liên tục trong 7 ngày sẽ có kết quả.
Mai thương (theo tienphong)