Cảnh sát hình sự "chìa khóa" của những vụ trọng án

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các vụ án chấn động dư luận xảy ra ở bất cứ nơi đâu trong cả nước lực lượng cảnh sát hình sự Bộ Công an vẫn có mặt và ngày đêm làm án, buộc hung thủ dù gian manh đến mấy cuối cùng cũng phải lộ diện.

Những vụ thảm sát ở Bắc Giang, Yên Bái, Nghệ An, Bình Phước, Vũng Tàu hay những vụ cướp ngân hàng ở Huế, Trà Vinh và hàng loạt vụ án lớn khác, lâu nhất là 2 tuần, nhanh thì chỉ trong 36 giờ hung thủ đã lộ mặt và bị bắt.

Chừng đó đã đủ đánh giá về lực lượng cảnh sát hình sự trên cả nước, đặc biệt là Cục Cảnh sát hình sự (C45) - đơn vị tham gia hầu hết các vụ đại án, thảm án, cũng là lực lượng thường giữ vai trò “chìa khóa” mở ra những bí ẩn, gian manh của tội phạm, buộc đối tượng phải cúi đầu thừa nhận.

Dấu ấn trong phần lớn các vụ án này hầu hết là những trinh sát ngại nêu tên, luôn phải giấu mặt.

 

Nguyễn Hải Dương - hung thủ chính trong vụ thảm sát 6 người tại Bình Phước năm 2015 - bị lực lượng hình sự Bộ Công an lột vỏ bọc, bắt giữ sau 3 ngày gây án.
Nguyễn Hải Dương - hung thủ chính trong vụ thảm sát 6 người tại Bình Phước năm 2015 - bị lực lượng hình sự Bộ Công an lột vỏ bọc, bắt giữ sau 3 ngày gây án.

Những đêm trắng 
ở hiện trường phá án

Một trinh sát của C45 - người trực tiếp tham gia phá vụ án thảm sát ở Bình Phước - nhớ lại khi vụ thảm sát 6 người trong một gia đình ở Bình Phước (rạng sáng 7-7-2015) được thông tin, cả nước chấn động trước sự tàn nhẫn, dã man của hung thủ.

Ngay sáng 7-7-2015, hầu hết các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an tại phía Nam đã được huy động tối đa tới hiện trường để khám nghiệm, thu thập dấu vết và triển khai các hướng điều tra truy tìm hung thủ.

Lực lượng nòng cốt được giao nhiệm vụ chính phối hợp cùng các đơn vị nghiệp vụ của Bộ Công an và Công an tỉnh Bình Phước là các trinh sát, cán bộ, lãnh đạo từ cấp phòng tới cấp cục của C45.

“Thi thể ở nhiều nơi trong nhà, công tác khám nghiệm hiện trường cực kỳ phức tạp, vì chỉ sơ suất một chút là mất đi những dấu vết quan trọng để vừa là cơ sở lần tìm đầu mối, vừa là chứng cứ khoa học để chứng minh tội phạm.

Từ lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát, lãnh đạo C45 túc trực liên tục ở hiện trường, vừa kiểm tra thu thập dấu vết vừa triển khai từng nhánh đi theo các hướng điều tra khai thác được từ hiện trường. Việc khám nghiệm hiện trường kéo dài tới 2h sáng hôm sau, nhưng xong rồi cũng không ai ngủ, họp ban chuyên án xong lại mỗi người mỗi hướng, lao đi với tinh thần tìm cho ra manh mối, bắt cho được hung thủ” - trinh sát này nhớ lại.

Thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến, cục trưởng C45, kể: “Từ những dấu vết ở hiện trường, ban chuyên án đánh giá đây là một vụ giết người cướp tài sản, hoặc bịt đầu mối để cướp tài sản, hung thủ có ít nhất hai người và phải là người thân quen với gia đình nạn nhân, không loại trừ có người trong nhà giúp sức, sau đó bị giết để bịt đầu mối luôn.

Qua từng giờ, từng phút loại trừ các đối tượng, yếu tố nghi vấn, cuối cùng tôi phát hiện một nghi vấn liên quan tới các số điện thoại gọi đi và đến của các nạn nhân trước vụ thảm sát vài ngày và cả trong đêm xảy ra vụ án.

Tôi giao đầu mối này cho Quân (Lường Tiến Quân, phó trưởng Phòng 4, C45) triển khai. Quân và anh em làm nhanh lắm, qua các đơn vị nghiệp vụ phối hợp làm rõ tới đâu báo cáo tới đó, vừa đi vừa báo cáo, mở rộng điều tra và khoanh vùng từng đối tượng làm rõ. Cuối cùng có đủ cơ sở chứng minh hung thủ, bắt giữ”.

“Suốt ba ngày đêm từ khi xảy ra vụ thảm sát tới khi tìm ra hung thủ, toàn bộ anh em từ lãnh đạo Tổng cục Cảnh sát tới các trinh sát của C45 vẫn chỉ mặc trên người một bộ đồ, gần như không được ngủ, ăn uống thì qua loa cho có. Cứ có đầu mối thông tin, có nghi vấn mới lại tổ chức họp ngay gần hiện trường, cùng nhau phân tích, đánh giá, truy tìm và loại trừ dần từng nghi vấn một.

Hầu hết công việc này giao cho anh em ở Cục Hình sự và Công an Bình Phước. Anh em làm hết mình, quên ăn quên ngủ. Nghĩ tới là tôi thấy thương lắm!” - thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng, nguyên phó tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát, chia sẻ.

“Anh em chiến đấu hết mình, hi sinh tất cả cho công việc là trách nhiệm thôi. Nhưng cũng phải nói thật, ông Tiến (thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến) lúc nào cũng vào tận hiện trường, dù là núi cao, rừng sâu, trèo đèo, lội suối, thức cả đêm trắng để lần từng dấu vết, lắng nghe từng ý kiến anh em, chỉ đạo từng li từng tí, ai mà dám lơ là.

Nhiều khi mệt quá, anh em tôi muốn ngồi nghỉ lấy sức mà thấy ổng cứ lao ầm ầm đi làm, mình cũng phải cố, rồi tự thấy mình còn dư sức làm được, làm miết thành thói quen thôi” - một lãnh đạo cấp phòng của C45 tâm sự.

Không chấp nhận 
“nợ” án

Nói về lực lượng cảnh sát hình sự, thiếu tướng Nguyễn Phi Hùng là người dành rất nhiều tình cảm trân trọng.

Ông nói: “Vụ án băng cướp dùng súng bắn người, cướp nhiều tiệm vàng ở TP.HCM và một số tỉnh phía Nam những năm 2000-2005 là một gánh nặng tâm lý đè lên Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát. Mỗi lần họp, lãnh đạo cấp bộ, Tổng cục Cảnh sát đều nêu ra: “Chúng ta còn nợ nhân dân một món nợ phải trả”.

Mọi hi vọng trao cho anh em ở C45 và họ kiên trì ngày đêm mày mò, hơn 10 năm sau vụ cướp đầu tiên mới tìm ra manh mối của băng cướp. Cũng nhờ anh em hình sự tận tâm đeo bám, không bỏ lỡ một manh mối nhỏ nào”.

Chỉ từ một lá đơn tố cáo vu vơ về thông tin liên quan tới một băng cướp giết người, cướp tiệm vàng, cũng bắt đầu từ thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến (lúc này là phó cục trưởng C45) phân tích mọi thông tin để giao việc cho từng cán bộ, chiến sĩ từ Bắc vào Nam xác minh thông tin.

Ông Nguyễn Tiến Dũng - phó Phòng 5, C45 (khi đó là phó đội trưởng, thuộc Phòng 5) nhớ lại: Qua nhiều nguồn tin và các biện pháp nghiệp vụ, C45 xác định được hai nghi can chính của vụ án và tổ chức mọi biện pháp, đóng đủ vai để tiếp cận các đối tượng này.

Lần theo từng chi tiết

Một trinh sát tham gia phá vụ án cướp ngân hàng ở Trà Vinh vào tháng 5-2017 kể lúc xảy ra vụ cướp ngân hàng ở Trà Vinh, ông Tiến cử một tổ công tác từ Hà Nội vào phối hợp cùng anh em ở phía Nam và Công an Trà Vinh, vì lúc đó ông đi Tây Nguyên “làm án” trên đó. “Ông ấy “chọn mặt gửi vàng”, mỗi người giỏi một lĩnh vực và ổng cử ai làm vụ gì là hiệu quả vụ đó” - trinh sát này nói.

 

 

Theo lời của trinh sát, điểm mấu chốt là tìm hình ảnh qua các camera của ngân hàng, các hướng đường đi hung thủ có thể đi để loại trừ dần. Nói thì tưởng dễ, nhưng đi tìm được camera ở từng nhà dân trong khu vực tương đối khó khăn là không đơn giản.

Tìm được rồi phải tập hợp lại, chia nhau ra các hướng phân tích từng đặc điểm nhận dạng, xe trong vô số hình ảnh, thông tin mới thu hẹp dần hướng di chuyển của đối tượng. Ngày nào cũng lần tìm từ sáng tới khuya, ngủ vạ ngủ vật đâu đó xong lại lao đi khi nghe tin về đầu mối mới.

“Ông Phương (phó Phòng 5, C45 - người được thiếu tướng Hồ Sỹ Tiến cử từ Hà Nội vào - PV) rất tài, cả ngày ông ấy ngồi theo dõi hình ảnh qua camera rồi khi tìm được đúng đối tượng khả nghi, ổng cùng anh em trinh sát đi bộ từ tối tới sáng, mang theo các thiết bị chuyên dùng lần theo dấu vết nghi can để lại, qua đó dần khép chặt mọi đầu mối đổ về nghi can chính là Lê Lâm Hưng (kỹ sư, 29 tuổi, làm việc tại Nhà máy nhiệt điện Duyên Hải).

Thời điểm quyết định có bắt Hưng hay không, ông Tiến cũng từ Tây Nguyên về tới, ngồi cùng anh em C45 và Công an Trà Vinh phân tích, đánh giá tài liệu, chứng cứ.

Ông Tiến cùng ban chuyên án ra quyết định thực hiện lệnh bắt nghi can. Lúc anh em tôi vào vỗ vai Lâm Lê Hưng thông báo những gì chúng tôi có là Hưng cúi đầu thừa nhận ngay” - trinh sát này nói.

Gia Minh/tuoitre

Có thể bạn quan tâm

Hào hùng một thời hoa lửa

Hào hùng một thời hoa lửa

“Trưa 2/4/1975, thanh niên sinh viên học sinh (TNSVHS) nội thành chiếm rạp hát Hòa Bình (Đà Lạt), treo lá cờ Mặt trận Giải phóng và băng rôn “Hoan hô Quân Giải phóng miền Nam” lên nóc rạp hát.

Mùa vàng dưới những rặng cây

Mùa vàng dưới những rặng cây

Những quả cây vàng ươm rụng xuống nằm lổn nhổn dưới rừng cây đã đến mùa thu hoạch. Từng đoàn người lụm cụm nhặt lấy phần hạt tinh túy nhất mang về cho chủ vườn, đưa vào các nhà máy, chế biến thành loại hạt giá trị cao cung ứng cho thị trường khắp thế giới.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Chuyện đời mẹ liệt sĩ 115 tuổi

Năm nay, cụ Nguyễn Thị Tý ở xã Quang Tiến, huyện Sóc Sơn, Hà Nội đã sống hơn trăm năm có lẻ, mà phần “lẻ” ấy lại không hề nhỏ tẹo nào. Ở tuổi 115, cụ hiện vẫn khỏe mạnh bên các con và 23 cháu, 43 chắt và 14 chút nội, ngoại…

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.