Cảnh đẹp Lộ Diêu - nơi Bình Định muốn xây nhà máy thép tỉ đô

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Thôn Lộ Diêu nhỏ bé được biết đến rộng rãi trong cả nước khi năm 2022, tỉnh Bình Định đồng ý chủ trương xây dựng nhà máy thép 53.500 tỉ đồng tại nơi này.

Lộ Diêu (xã Hoài Mỹ, huyện Hoài Nhơn, Bình Định) cách trung tâm TP.Quy Nhơn khoảng 80km về phía bắc, thu hút du khách bởi bãi cát trắng chạy quanh gành đá, con người dung dị và hải sản tươi ngon.

Nhìn từ trên cao, Lộ Diêu giống như mảnh trăng khuyết, với làng xóm dựa vào triền núi, cánh đồng xanh rì màu lúa và mặt biển mênh mông. Khung cảnh tựa như bức tranh sơn thủy tươi đẹp, bình yên. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Nhìn từ trên cao, Lộ Diêu giống như mảnh trăng khuyết, với làng xóm dựa vào triền núi, cánh đồng xanh rì màu lúa và mặt biển mênh mông. Khung cảnh tựa như bức tranh sơn thủy tươi đẹp, bình yên. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Người dân Lộ Diêu từ bao đời nay sống dựa vào làm nông và đi biển. Hiện, thôn có hơn 500 hộ dân và thời gian gần đây nhiều người đã tham gia vào dịch vụ du lịch. Cảnh làng quê chân chất và bãi biển hoang vắng đã thu hút du khách đến Lộ Diêu ngày càng đông. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Người dân Lộ Diêu từ bao đời nay sống dựa vào làm nông và đi biển. Hiện, thôn có hơn 500 hộ dân và thời gian gần đây nhiều người đã tham gia vào dịch vụ du lịch. Cảnh làng quê chân chất và bãi biển hoang vắng đã thu hút du khách đến Lộ Diêu ngày càng đông. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Bãi đá Lộ Diêu là một trong số những điểm nhấn của nơi này, khi du khách có thể tìm được nhiều vị trí đẹp để cho ra những bức ảnh ưng ý nhất. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Bãi đá Lộ Diêu là một trong số những điểm nhấn của nơi này, khi du khách có thể tìm được nhiều vị trí đẹp để cho ra những bức ảnh ưng ý nhất. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Chị Đặng Loan, ở TP.HCM đến Lộ Diêu vào tháng 4 vừa qua, chia sẻ: "Du khách đến thôn có thể tham gia cùng người dân chèo lưới bắt cá, đi chợ mua hải sản về tự tay nấu nướng... Ở cái thôn xinh xắn này, thỉnh thoảng bạn bắt gặp những tấm bảng căn dặn du khách đừng xả rác rất dễ thương. Khung cảnh hoang sơ, sạch đẹp của Lộ Diêu chắc chắn sẽ khiến du khách hài lòng". Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Chị Đặng Loan, ở TP.HCM đến Lộ Diêu vào tháng 4 vừa qua, chia sẻ: "Du khách đến thôn có thể tham gia cùng người dân chèo lưới bắt cá, đi chợ mua hải sản về tự tay nấu nướng... Ở cái thôn xinh xắn này, thỉnh thoảng bạn bắt gặp những tấm bảng căn dặn du khách đừng xả rác rất dễ thương. Khung cảnh hoang sơ, sạch đẹp của Lộ Diêu chắc chắn sẽ khiến du khách hài lòng". Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Có nhiều cách để đến Lộ Diêu. Nếu xuất phát từ TP.Quy Nhơn, bạn đi theo đường ĐT 639 ven biển từ cầu Thị Nại qua Nhơn Lý thẳng một đường là tới. Còn đi từ Tam Quan, du khách cũng theo đường ĐT 639, đến xã Hoài Mỹ, vượt qua con đường núi đồi, Lộ Diêu sẽ hiện ra trước mắt đầy cuốn hút. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Có nhiều cách để đến Lộ Diêu. Nếu xuất phát từ TP.Quy Nhơn, bạn đi theo đường ĐT 639 ven biển từ cầu Thị Nại qua Nhơn Lý thẳng một đường là tới. Còn đi từ Tam Quan, du khách cũng theo đường ĐT 639, đến xã Hoài Mỹ, vượt qua con đường núi đồi, Lộ Diêu sẽ hiện ra trước mắt đầy cuốn hút. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Với địa thế 3 mặt giáp núi, trước mặt biển cả, nên trong kháng chiến, Lộ Diêu được chọn làm bến tàu không số để vận chuyển súng đạn, lương thực tiếp tế miền Nam. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân
Với địa thế 3 mặt giáp núi, trước mặt biển cả, nên trong kháng chiến, Lộ Diêu được chọn làm bến tàu không số để vận chuyển súng đạn, lương thực tiếp tế miền Nam. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân
Lộ Diêu được xem là vùng “đất thép”, cái nôi của cách mạng ở tỉnh Bình Định. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Lộ Diêu được xem là vùng “đất thép”, cái nôi của cách mạng ở tỉnh Bình Định. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Tàu không số cập bến Lộ Diêu là tàu không số vận chuyển vũ khí đầu tiên cho Quân khu V và là chuyến tàu không số duy nhất cập bến vùng biển Bình Định. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Tàu không số cập bến Lộ Diêu là tàu không số vận chuyển vũ khí đầu tiên cho Quân khu V và là chuyến tàu không số duy nhất cập bến vùng biển Bình Định. Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Tại nơi này, ngày nay có di tích bến tàu không số Lộ Diêu được đầu tư 15,8 tỉ đồng, xây dựng trên diện tích 15.000m2. Điểm nhấn của di tích là một phần con tàu được làm bằng đá, mô phỏng con tàu không số năm xưa, trở thành điểm về nguồn của người dân, sinh viên, học sinh... Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Tại nơi này, ngày nay có di tích bến tàu không số Lộ Diêu được đầu tư 15,8 tỉ đồng, xây dựng trên diện tích 15.000m2. Điểm nhấn của di tích là một phần con tàu được làm bằng đá, mô phỏng con tàu không số năm xưa, trở thành điểm về nguồn của người dân, sinh viên, học sinh... Ảnh: Nguyễn Phan Dũng Nhân

Cuối năm 2022, UBND tỉnh Bình Định chấp thuận chủ trương cho Công ty CP gang thép Long Sơn đầu tư dự án Khu liên hợp gang thép Long Sơn tại thôn Lộ Diêu với tổng vốn đầu tư 53.500 tỉ đồng. Hiện công ty này tiếp tục đăng ký đầu tư xây dựng cảng chuyên dùng Khu liên hợp gang thép Long Sơn giai đoạn 1 tại đây với tổng vốn đầu tư dự kiến 6.800 tỉ đồng.

Nếu thực hiện dự án trên, toàn bộ 556 hộ dân thôn Lộ Diêu sẽ phải di dời.

Có thể bạn quan tâm

Đi biển mùa xuân

Đi biển mùa xuân

Làng biển rộn ràng trong ngày hội Nghinh Ông. Lễ hội đã trở thành Tết biển, một nét đẹp văn hóa của người dân nơi đầu sóng ngọn gió Cần Giờ. Sau 3 ngày chơi lễ, những con tàu đánh cá lại vươn mình ra khơi, bám biển ngày đêm, đi suốt mùa xuân... 

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.