Cần xây dựng con người văn minh, thân thiện

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày nay, Pleiku đã trở thành vùng kinh tế động lực của khu vực Bắc Tây Nguyên. Với khí hậu đặc thù, môi trường tốt và nguồn nhân lực dồi dào, Pleiku đang nỗ lực hướng tới mục tiêu đô thị thông minh và thành phố “Cao nguyên xanh vì sức khỏe” trong tương lai gần.
Để trở thành đô thị loại I, những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP. Pleiku đã phấn đấu không ngừng, mở rộng không gian đô thị, điều chỉnh quy hoạch đi vào nền nếp, xây dựng cơ sở hạ tầng ngày một khang trang, đáp ứng các tiêu chí của một đô thị hiện đại với cơ cấu tập trung vào công nghiệp và dịch vụ.
Tuy nhiên, để xây dựng đô thị Pleiku phát triển bền vững, xứng đáng là “cao nguyên xanh”, bảo vệ được môi trường trong lành, con người sống hài hòa với thiên nhiên, có hành xử văn minh, thân thiện với phong cách đặc thù của người Phố núi thì chúng ta còn nhiều việc phải làm, nhất là việc hình thành nếp sống cư dân đô thị và xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp.
Diện mạo đô thị Pleiku ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Đức Thụy
Diện mạo đô thị Pleiku ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Đức Thụy
Quán triệt chủ trương của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ giữa tăng trưởng kinh tế với không ngừng phát triển văn hóa, con người Việt Nam toàn diện, TP. Pleiku cần có chương trình hành động cụ thể nhằm từng bước xây dựng “đô thị văn minh, con người thân thiện” vừa đạt các tiêu chí chung nhưng mang nét đặc thù riêng.
Trước mắt, thành phố cần có kế hoạch khảo sát, nghiên cứu sâu về văn hóa cư dân, nắm bắt được nếp sống, nhu cầu, sinh hoạt và truyền thống của các tầng lớp cư dân để từ đó xây dựng các thiết chế văn hóa phù hợp, đáp ứng được nguyện vọng của đa số nhân dân đô thị. Cần đặt mục tiêu phấn đấu từ đây cho đến thời điểm TP. Pleiku kỷ niệm 100 năm ngày thành lập (năm 2029), chúng ta phải đạt được những tiêu chí cơ bản về nếp sống văn minh đô thị, đồng thời hoàn chỉnh các thiết chế văn hóa tương ứng trong cộng đồng.
Điều đó, mới nhìn vào thì có vẻ đơn giản nhưng nếu không có sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị và sự đồng lòng của người dân thì khó thực hiện thành công. Kinh nghiệm của nhiều đô thị ở nước ta những năm qua khi xây dựng chương trình “Đô thị văn minh, công dân thân thiện” phải luôn gắn với trọng tâm xây dựng con người có nếp sống văn hóa, giao tiếp, ứng xử văn minh, lịch thiệp, có lời nói và hành động đẹp trong gia đình và nơi công cộng; quan hệ giữa người với người luôn đúng mực, thân thiện. Cần phát huy các yếu tố nội lực và tinh thần dân chủ trong nhân dân đô thị để họ tự giám sát, điều chỉnh các hành động trong cuộc sống hàng ngày, từ đó khơi dậy khát vọng vươn tới những điều tốt đẹp và sự thịnh vượng trong tương lai. Thường xuyên vận động, tuyên truyền trong các tầng lớp nhân dân đô thị luôn đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, xây dựng mỹ quan đô thị, bảo vệ môi trường; chấp hành đầy đủ các quy định về trật tự an toàn giao thông, ứng xử có văn hóa, lịch sự trong cộng đồng; sống nhân ái, sẵn sàng giúp đỡ mọi người…
Trên cơ sở đó, đẩy mạnh việc xây dựng có hiệu quả các mô hình: “Tổ dân phố không có tội phạm và tệ nạn xã hội”, “Khu dân cư thân thiện với môi trường”, “Đường phố không có tai nạn giao thông”, “Tổ dân phố không có nạn bạo hành gia đình”… Tất cả phải được quan tâm chỉ đạo thường xuyên, có tuyên dương và xử phạt, xây dựng thành ý thức tự giác, thành nếp nghĩ và hành động của mọi cư dân đô thị.
Việc xây dựng cơ sở vật chất cho một đô thị văn minh, hiện đại cần sự đầu tư kinh phí, tâm huyết của các ngành, các cấp, qua nhiều nhiệm kỳ; nhưng để xây dựng con người, hình thành nếp sống cư dân đô thị có văn hóa, có đời sống tinh thần phong phú, lành mạnh đáp ứng các nhu cầu của đô thị phát triển, tiên tiến là một kỳ công, không thể trong ngày một ngày hai mà cần có sự kiên trì và chính sách điều hành đồng bộ, tích cực, cụ thể trong thời gian dài mới có thể gặt hái kết quả.
Theo chúng tôi, ngoài việc đầu tư cho cơ sở hạ tầng, TP. Pleiku cũng cần tập trung xây dựng con người văn minh, thân thiện; phát huy các yếu tố văn hóa truyền thống bản địa, hình thành phong cách ứng xử, giao thiệp lịch sự; xây dựng môi trường sống khỏe, yên bình, hạnh phúc; tạo điều kiện tốt để công dân được học tập, phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng.
BÙI QUANG VINH

Có thể bạn quan tâm

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

'Cách mạng số' từ dân, vì dân

Từ một thôn nghèo, người dân Lô Lô Chải, xã Lũng Cú (H.Đồng Văn, Hà Giang) đã biết áp dụng mô hình kinh doanh homestay và đặc biệt là sử dụng các nền tảng số như Agoda, Booking và Facebook để quảng bá, thu hút hàng chục nghìn du khách trong nước và quốc tế.

Tính mạng con người là trên hết

Tính mạng con người là trên hết

Can dự vào sức khỏe của ai đó là điều mà những người có lương tri tối thiểu đều hết sức cân nhắc và thận trọng về trách nhiệm đạo đức cũng như trách nhiệm pháp lý. Vậy cớ sao lại cứ để tình trạng cơ sở khám chữa bệnh hoạt động không phép và vận hành sai quy định?

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Việt Nam là điểm sáng về giảm nghèo của thế giới

Với những kết quả đã đạt được, VN được cộng đồng quốc tế đánh giá là điểm sáng trên thế giới trong cuộc chiến chống đói nghèo và là một trong những quốc gia tiên phong trong tiếp cận và áp dụng phương pháp giảm nghèo đa chiều để thực hiện mục tiêu an sinh xã hội toàn dân và giảm nghèo bền vững.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.