Để Pleiku thực sự là thành phố "cao nguyên xanh vì sức khỏe"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 22-1-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 146/QĐ-TTg về việc công nhận TP. Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai. Điều đó nói lên rằng: Được tỉnh quan tâm đầu tư cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, đến nay, Pleiku đã hoàn thành căn bản những mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là việc quy hoạch, thực hiện quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, chỉnh trang đô thị... đã đủ tầm của một đô thị loại I.
 

 Một góc TP. Pleiku. Ảnh: HỒNG THI
Một góc TP. Pleiku. Ảnh: Hồng Thi


Tuy nhiên, vấn đề quản lý, xử lý về vệ sinh môi trường, về trật tự đô thị vẫn còn những tồn tại, bất cập. Đó là tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, cơi nới vật kiến trúc, làm mái che; các loại phương tiện giao thông đậu đỗ không đúng quy định; vứt rác thải sinh hoạt, thậm chí phóng uế bừa bãi... Nhiều người cố tình vi phạm chỉ giới xây dựng, vi phạm trật tự đô thị, trật tự giao thông.

Theo Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Quế thì trong 5 năm qua, thành phố đã tích cực tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự đô thị, thiết lập trật tự kỷ cương, văn minh đô thị. Theo đó, thành phố đã tổ chức 896 đợt kiểm tra trật tự đô thị, tiến hành xử lý hơn 10.400 trường hợp vi phạm; vận động 8.225 trường hợp nhân dân tự nguyện tháo dỡ vật kiến trúc vi phạm chỉ giới xây dựng. Việc tổ chức các đợt kiểm tra, xử lý đã từng bước làm chuyển biến về nhận thức và tự giác thực hiện các quy định, quy ước về văn hóa, nếp sống văn minh đô thị của đại bộ phận người dân.

Nhưng theo chúng tôi, việc quản lý, xử lý về trật tự đô thị cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng “ra quân”, hô hào, phong trào, rồi đâu lại vào đó, kiểu “ném đá ao bèo”. Tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân tự nguyện, tự giác chấp hành những quy ước, quy định về văn hóa, văn minh đô thị cũng là điều cần làm. Tuy nhiên, để chuyển từ hành động tự phát đến hành động tự giác của mọi người là cả một quá trình, ngoài việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục ra còn phải có sự điều chỉnh của luật pháp.


Để xử phạt hành chính các vi phạm nói trên không phải không có các quy định của pháp luật, vấn đề là cơ quan chức năng có thực hiện thường xuyên, liên tục hay không. Để có một đô thị Pleiku “thông minh, hiện đại” và là một thành phố “cao nguyên xanh vì sức khỏe” như mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII đã đề ra, ngoài những tiêu chí quy định cần có của một đô thị loại I trực thuộc tỉnh, không thể không quyết liệt và nghiêm túc thực hiện công tác quản lý, xử lý những vi phạm về trật tự văn minh đô thị.

Thiết nghĩ, cán bộ, đảng viên và gia đình của họ phải là những người làm gương trước quần chúng nhân dân chính nơi cư trú của mình. Đối với những người thiếu ý thức, không gương mẫu chấp hành các quy định về trật tự, văn minh đô thị, cố tình vi phạm thì cần xử phạt nghiêm minh và thông báo về địa phương, cơ quan, có thể công khai danh tính trên các phương tiện truyền thông của địa phương.

Hy vọng trong tương lai gần, TP. Pleiku sẽ trở thành đô thị thông minh, hiện đại và là thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe; là nơi đáng sống, là điểm đến hấp dẫn, thân thiện của du khách trong và ngoài nước!

BÍCH HÀ
 

Có thể bạn quan tâm

Anh Nay Thuế (buôn Chư Jut) vui vẻ khi mùa đầu tiên trồng cây thuốc lá thành công cho thu nhập cao hơn so với trồng cây mì. Ảnh: Lê Nam

Chư Gu chú trọng công tác giảm nghèo bền vững

(GLO)- 

Xác định công tác giảm nghèo bền vững là một trong những nhiệm vụ quan trọng, do đó cấp ủy, chính quyền địa phương và Mặt trận, hội đoàn thể xã Chư Gu (huyện Krông Pa) đã triển khai nhiều giải pháp giúp người dân phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

Chung tay giúp làng Chuk vươn lên

(GLO)- Mặc dù không có tên trong danh sách 20 sở, ngành được phân công kết nghĩa theo Chỉ thị số 13-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai nhưng Cục Quản lý thị trường tỉnh đã chủ động kết nghĩa với làng Chuk, xã Kon Thụp, huyện Mang Yang.
Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

Vang mãi tiếng chiêng làng Châu

(GLO)- Bao thế hệ người Bahnar ở làng Châu (xã Chư Krêy, huyện Kông Chro, tỉnh Gia Lai) vẫn gắn bó với cồng chiêng bởi đó là nguồn cội, là bản sắc văn hóa của dân tộc. Chính sự tiếp nối, trao truyền giữa các thế hệ đã đưa thanh âm cồng chiêng của ngôi làng này vang vọng mãi.
Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

Kông Htok nỗ lực “trụ hạng” nông thôn mới

(GLO)- Theo Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) có nhiều tiêu chí bị “rớt hạng”. Để không bị thu hồi quyết định, xã đang tập trung mọi nguồn lực để củng cố, nâng cao và hoàn thiện các tiêu chí.