Để Pleiku thực sự là thành phố "cao nguyên xanh vì sức khỏe"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Ngày 22-1-2020, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 146/QĐ-TTg về việc công nhận TP. Pleiku là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Gia Lai. Điều đó nói lên rằng: Được tỉnh quan tâm đầu tư cùng với sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố, đến nay, Pleiku đã hoàn thành căn bản những mục tiêu, nhiệm vụ về phát triển kinh tế-xã hội, đặc biệt là việc quy hoạch, thực hiện quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng sản xuất và xã hội, chỉnh trang đô thị... đã đủ tầm của một đô thị loại I.
 

 Một góc TP. Pleiku. Ảnh: HỒNG THI
Một góc TP. Pleiku. Ảnh: Hồng Thi


Tuy nhiên, vấn đề quản lý, xử lý về vệ sinh môi trường, về trật tự đô thị vẫn còn những tồn tại, bất cập. Đó là tình trạng lấn chiếm vỉa hè, lòng lề đường, cơi nới vật kiến trúc, làm mái che; các loại phương tiện giao thông đậu đỗ không đúng quy định; vứt rác thải sinh hoạt, thậm chí phóng uế bừa bãi... Nhiều người cố tình vi phạm chỉ giới xây dựng, vi phạm trật tự đô thị, trật tự giao thông.

Theo Chủ tịch UBND TP. Pleiku Nguyễn Hữu Quế thì trong 5 năm qua, thành phố đã tích cực tuyên truyền, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm trật tự đô thị, thiết lập trật tự kỷ cương, văn minh đô thị. Theo đó, thành phố đã tổ chức 896 đợt kiểm tra trật tự đô thị, tiến hành xử lý hơn 10.400 trường hợp vi phạm; vận động 8.225 trường hợp nhân dân tự nguyện tháo dỡ vật kiến trúc vi phạm chỉ giới xây dựng. Việc tổ chức các đợt kiểm tra, xử lý đã từng bước làm chuyển biến về nhận thức và tự giác thực hiện các quy định, quy ước về văn hóa, nếp sống văn minh đô thị của đại bộ phận người dân.

Nhưng theo chúng tôi, việc quản lý, xử lý về trật tự đô thị cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh tình trạng “ra quân”, hô hào, phong trào, rồi đâu lại vào đó, kiểu “ném đá ao bèo”. Tuyên truyền, giáo dục, vận động người dân tự nguyện, tự giác chấp hành những quy ước, quy định về văn hóa, văn minh đô thị cũng là điều cần làm. Tuy nhiên, để chuyển từ hành động tự phát đến hành động tự giác của mọi người là cả một quá trình, ngoài việc tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục ra còn phải có sự điều chỉnh của luật pháp.


Để xử phạt hành chính các vi phạm nói trên không phải không có các quy định của pháp luật, vấn đề là cơ quan chức năng có thực hiện thường xuyên, liên tục hay không. Để có một đô thị Pleiku “thông minh, hiện đại” và là một thành phố “cao nguyên xanh vì sức khỏe” như mục tiêu, nhiệm vụ mà Đại hội đại biểu Đảng bộ thành phố lần thứ XII đã đề ra, ngoài những tiêu chí quy định cần có của một đô thị loại I trực thuộc tỉnh, không thể không quyết liệt và nghiêm túc thực hiện công tác quản lý, xử lý những vi phạm về trật tự văn minh đô thị.

Thiết nghĩ, cán bộ, đảng viên và gia đình của họ phải là những người làm gương trước quần chúng nhân dân chính nơi cư trú của mình. Đối với những người thiếu ý thức, không gương mẫu chấp hành các quy định về trật tự, văn minh đô thị, cố tình vi phạm thì cần xử phạt nghiêm minh và thông báo về địa phương, cơ quan, có thể công khai danh tính trên các phương tiện truyền thông của địa phương.

Hy vọng trong tương lai gần, TP. Pleiku sẽ trở thành đô thị thông minh, hiện đại và là thành phố cao nguyên xanh vì sức khỏe; là nơi đáng sống, là điểm đến hấp dẫn, thân thiện của du khách trong và ngoài nước!

BÍCH HÀ
 

Có thể bạn quan tâm

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

Ổn định đời sống người dân vùng sạt lở

(GLO)- Cùng với việc UBND tỉnh Gia Lai công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai ở một số khu vực sạt lở nguy hiểm trên địa bàn huyện Ia Pa, dự án xây bờ kè chống sạt lở cũng được triển khai nhằm ổn định đời sống người dân.
Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Đặng Phan Chung tặng quà cho bà Nguyễn Thị Sự (dân công hỏa tuyến, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện). Ảnh: Vũ Chi

Thăm, tặng quà thân nhân, chiến sĩ tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa

(GLO)- Ngày 2-5, đoàn công tác do ông Đặng Phan Chung-Phó Giám đốc Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai làm trưởng đoàn đã đến thăm, tặng quà gia đình thân nhân, chiến sĩ Điện Biên trực tiếp tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ đang sinh sống tại các huyện Ia Pa, Phú Thiện và Krông Pa.
Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

Sức sống mới ở xã Anh hùng Ia Hrung

(GLO)- Trong không khí sôi động của những ngày tháng 4 lịch sử, chúng tôi về thăm xã Anh hùng Ia Hrung (huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai). Nhiều công trình dân sinh được đầu tư, những ngôi nhà mới khang trang, đường bê tông sạch sẽ... là minh chứng cho sự khởi sắc của vùng quê nghèo.
Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

Về Hà Đông ngắm nhà sàn vách đất

(GLO)- Trên địa bàn xã Hà Đông (huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) hiện còn 12 nếp nhà sàn vách đất, lợp mái ngói. Chẳng phải do đời sống khó khăn, mà kiểu nhà ấy phù hợp với điều kiện khí hậu nơi này, còn gia chủ thì luôn mong muốn bảo tồn giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc.
Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

Hội Nông dân Trà Đa hướng hoạt động về cơ sở

(GLO)- Những năm qua, Hội Nông dân xã Trà Đa (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) luôn đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động theo hướng thiết thực, gắn với sản xuất và đời sống của hội viên. Qua đó đã giúp nhiều hội viên nông dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, góp phần xây dựng địa phương.
Sức sống mới ở làng tái định cư

Sức sống mới ở làng tái định cư

(GLO)- Sau gần 30 năm chuyển về nơi ở mới, cuộc sống của người dân 5 làng tái định cư thuộc xã Đăk Trôi (huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai) đã thay đổi tích cực. Nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo bền vững, từng bước xây dựng cuộc sống no đầy.
Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

Tặng mái ấm cho học sinh nghèo xã Pờ Tó

(GLO)- Sáng 25-4, thầy giáo Vũ Văn Tùng-đại diện “Tủ bánh mì 0 đồng” phối hợp với Hội Chữ thập đỏ huyện Ia Pa tặng ngôi nhà cho gia đình em Nay H'Lại (lớp 6, Trường Tiểu học và THCS Đinh Núp, xã Pờ Tó).
Phú An chuyển mình

Phú An chuyển mình

(GLO)- Từ vùng quê nghèo đói ngày nào, Phú An trở thành một trong những xã đầu tiên của huyện Đak Pơ (tỉnh Gia Lai) “về đích” nông thôn mới.