Cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải đã có kết luận về việc bảo vệ và phát triển rừng khu vực Tây Nguyên. Trong đó, đối với các tỉnh Tây Nguyên, Phó Thủ tướng yêu cầu phải “tập trung rà soát diện tích rừng hiện có để xác định rõ lâm phần ổn định của từng tỉnh và địa phương làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp trong bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo phát triển bền vững…”.

Trước khi có kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, tại Hội nghị bảo vệ và phát triển rừng Tây Nguyên, báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho thấy: Giai đoạn 2005-2012, bình quân mỗi năm Tây Nguyên mất hơn 25.700 ha rừng. Hiện tại, tỷ lệ che phủ của rừng của cả khu vực Tây Nguyên chỉ đạt 32,4%.

Vùng trọng điểm vi phạm

Tại văn bản kết luận nói trên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có nêu: “Công tác quản lý, bảo vệ rừng Tây Nguyên nhìn chung vẫn còn một số yếu kém, nhược điểm…”; trong đó Phó Thủ tướng còn nêu rõ: “Tây Nguyên vẫn là vùng trọng điểm về vi phạm Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, bình quân hàng năm đã phát hiện được hàng chục ngàn vụ vi phạm; ở một số trọng điểm, tụ điểm phá rừng nghiêm trọng đã hình thành đường dây phá rừng có hệ thống; tình trạng suy giảm diện tích rừng còn diễn ra ở mức độ cao, bình quân giảm là 25.737 ha/năm, chất lượng rừng cũng suy giảm rõ rệt: rừng có trữ lượng có diện tích rất thấp (1.772.744 ha), đạt độ che phủ là 32,4%, diện tích còn lại chủ yếu là rừng chưa có trữ lượng hoặc trữ lượng thấp…”. Theo báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT, diện tích rừng trồng mới và rừng tái sinh của Tây Nguyên không thể bù đắp được diện tích rừng mất đi hàng năm. Trong giai đoạn 1998-2011, cả Tây Nguyên chỉ trồng được hơn 217.000 ha rừng-bình quân mỗi năm trồng được 14.000 ha. Năm 2012, cả 5 tỉnh Tây Nguyên chỉ trồng được 8.367 ha, bằng 45,6% kế hoạch năm.
 

Một bãi gỗ từ nguồn tận thu ở rừng đầu nguồn Tây Nguyên. Ảnh: K.D
Một bãi gỗ từ nguồn tận thu ở rừng đầu nguồn Tây Nguyên. Ảnh: K.D

Cũng tại kết luận nêu trên, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải có đề cập: “Tình trạng chống người thi hành công vụ diễn ra khá thường xuyên, gay gắt, một số trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến việc chấp hành kỷ cương pháp luật, gây mất ổn định trên địa bàn, gây bức xúc trong xã hội”. Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và PTNT cho biết: Giai đoạn 2008-2012, các tỉnh Tây Nguyên phát hiện đến những 9.000 vụ phá rừng. Trong đó, nổi cộm là các địa phương Tuy Đức, Đak Song, Đak Ngo của tỉnh Đak Nông; Đạ Huoai của Lâm Đồng; Kon Plông của Kon Tum; Krông Năng, Ea Hleo, Ea Súp của Đak Lak; Mang Yang, Kbang của Gia Lai… Cũng theo kết luận này, về hoạt động của các công ty lâm nghiệp: “Tây Nguyên có 56 công ty lâm nghiệp nhà nước với tổng diện tích đất lâm nghiệp được giao quản lý là 998.523 ha, nhưng trong tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh còn nhiều hạn chế: quản lý đất đai lỏng lẻo, sử dụng kém hiệu quả, việc giao khoán đất và rừng không hợp lý để lại nhiều hậu quả đến nay rất khó giải quyết…”, trong khi đó phần lớn diện tích đất lâm nghiệp và rừng được giao quản lý chưa được rà soát, đo đạc và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo quy định; đa số các ban quản lý rừng phòng hộ và một số ban quản lý rừng đặc dụng không đủ năng lực bảo vệ rừng được giao…”.

Nâng độ che phủ lên 55% vào năm 2020

Đến năm 2020, độ che phủ của rừng Tây Nguyên sẽ là 55% là mức phấn đấu được đưa ra để các tỉnh Tây Nguyên thực hiện. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Nguyễn Huy Vũ cho biết, một trong những yêu cầu của Chính phủ là Bộ Nông nghiệp và PTNT cần chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành và các địa phương khẩn trương trình Chính phủ phê duyệt dự án tổng điều tra, kiểm kê rừng toàn quốc; trên cơ sở được duyệt, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính xem xét ưu tiên bố trí nguồn kinh phí thuộc ngân sách trung ương hỗ trợ cho các tỉnh Tây Nguyên để thực hiện điều tra và kiểm kê rừng (phấn đấu hoàn thành trong năm 2013). Bên cạnh đó, theo ý kiến chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần khẩn trương hoàn thành đề án quản lý và khai thác rừng sản xuất là rừng tự nhiên, chuẩn bị tốt các điều kiện để dừng khai thác rừng tự nhiên trong một thời gian kể từ năm 2014 trở đi; và đặc biệt là “Tổng hợp báo cáo giải trình về tiếp thu ý kiến của các bộ, ngành và địa phương đối với đề án nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của lực lượng kiểm lâm để báo cáo với Chính phủ; đồng thời chủ trì, phối hợp với các Bộ Công an, Nội vụ nghiên cứu đề xuất tổ chức lực lượng cảnh sát lâm nghiệp để tăng cường thực thi pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5-2013”.
 

 

Đối với UBND các tỉnh Tây Nguyên, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải yêu cầu: Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT và các bộ, ngành liên quan nhằm tăng cường quản lý nhà nước đối với rừng và đất lâm nghiệp; tập trung rà soát diện tích rừng hiện có để xác định rõ lâm phần ổn định của từng tỉnh và địa phương để làm cơ sở xây dựng chính sách phù hợp trong bảo vệ và phát triển rừng, đảm bảo phát triển bền vững; kiểm tra, rà soát, thống kê diện tích rừng bị phá, lấn chiếm trái phép; cương quyết tổ chức cưỡng chế, giải tỏa, thu hồi để có kế hoạch phục hồi và trồng lại rừng; giải quyết tình trạng tranh chấp đất đai, điểm nóng khiếu kiện đông người. Đồng thời, các tỉnh Tây Nguyên còn phải “tăng cường quản lý chặt chẽ, kiểm tra thường xuyên, đột xuất các cơ sở chế biến gỗ; xử lý nghiêm, đúng quy định pháp luật, kiên quyết đình chỉ hoạt động cơ sở chế biến gỗ vi phạm các quy định của Nhà nước; thu hồi, không cấp mới giấy phép kinh doanh đối với cơ sở chế biến gỗ không đảm bảo nguồn nguyên liệu hợp pháp hoặc không phù hợp với quy hoạch các cơ sở chế biến gỗ trên địa bàn đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt…”.

Khắc Dũng

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.