Qua giải vô địch trẻ võ cổ truyền quốc gia lần thứ XXVI - năm 2025:

Cần có chiến lược dài hạn cho lực lượng trẻ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại Giải vô địch trẻ võ cổ truyền quốc gia lần thứ XXVI - năm 2025, đoàn Bình Ðịnh giành nhiều huy chương hơn kỳ trước, nhưng kém xa so với đoàn dẫn đầu. Trong bối cảnh các địa phương đầu tư mạnh cho lực lượng trẻ, có lẽ Bình Ðịnh cần rà soát lại công tác huấn luyện lứa kế cận sao cho căn cơ, bền vững.

Tại Giải vô địch trẻ võ cổ truyền quốc gia lần thứ XXVI - năm 2025, đoàn Bình Ðịnh giành nhiều huy chương hơn kỳ trước, nhưng kém xa so với đoàn dẫn đầu. Trong bối cảnh các địa phương đầu tư mạnh cho lực lượng trẻ, có lẽ Bình Ðịnh cần rà soát lại công tác huấn luyện lứa kế cận sao cho căn cơ, bền vững.

Diễn ra từ ngày 17 - 24.6, tại Quảng trường Lam Sơn (TP Thanh Hóa), Giải vô địch trẻ võ cổ truyền quốc gia lần thứ XXVI - năm 2025 do Cục TDTT phối hợp với Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam và Sở VH-TT&DL Thanh Hóa tổ chức, quy tụ 804 VĐV đến từ 35 tỉnh, thành, ngành trên cả nước tham gia. Tại giải đấu này, Bình Định góp mặt 6 HLV và 63 VĐV, trong đó nội dung quyền thuật có 2 HLV và 33 VĐV, nội dung đối kháng có 4 HLV và 30 VĐV, giành tổng cộng 14 HCV, 13 HCB và 21 HCĐ.

Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các địa phương có chiến lược đầu tư chuyên sâu cho lực lượng kế cận buộc Bình Định nhanh chóng có định hướng đào tạo, xây dựng lực lượng trẻ theo hướng dài hạn và phù hợp với giai đoạn mới. - Trong ảnh: VĐV Bình Định tranh tài ở nội dung quyền thuật. Ảnh: BTC

Sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt từ các địa phương có chiến lược đầu tư chuyên sâu cho lực lượng kế cận buộc Bình Định nhanh chóng có định hướng đào tạo, xây dựng lực lượng trẻ theo hướng dài hạn và phù hợp với giai đoạn mới.

- Trong ảnh: VĐV Bình Định tranh tài ở nội dung quyền thuật.  Ảnh: BTC

Ở nội dung được xem là thế mạnh - quyền thuật, đoàn Bình Định đứng nhì toàn đoàn với 10 HCV, 6 HCB và 14 HCĐ. Kèn cựa với đoàn đất Võ lâu nay vẫn là đoàn TP Hồ Chí Minh, tiếp tục khẳng định sức mạnh của nội dung này với vị trí nhất toàn đoàn (13 HCV, 9 HCB và 10 HCĐ). Ngoài ra, giải đấu này còn ghi nhận bước tiến bộ rất lớn của một số đơn vị như: Hà Nội, Đồng Nai, Quân đội, Bình Phước, Khánh Hòa…

Ở nội dung đối kháng, các võ sĩ đất Võ gặp không ít khó khăn khi thi đấu với nhiều đối thủ mạnh đến từ các đơn vị như: Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nam Định, Công an Nhân dân, Đà Nẵng, Kon Tum... Dù có tới 11 võ sĩ góp mặt ở các trận chung kết, nhưng Bình Định chỉ giành được 4 HCV, số lượng thấp hơn so với kỳ vọng.

Nhiều năm qua, TP Hồ Chí Minh là đối thủ cạnh tranh trực tiếp và duy nhất của Bình Định trong cuộc đua ngôi nhất toàn đoàn. Lần này, đoàn VĐV đến từ thành phố mang tên Bác đã cho thấy sự vượt trội rõ rệt khi đưa hơn 80 VĐV trẻ tham gia đầy đủ các nội dung, qua đó giành tổng cộng 18 HCV, 11 HCB và 17 HCĐ.

Đặc biệt, Thanh Hóa, Thái Nguyên, Nam Định là những ví dụ điển hình về việc tập trung đầu tư trọng điểm vào đối kháng để nâng cao hiệu quả thi đấu, khi quyền thuật không phải là thế mạnh. Trong số đó, đoàn chủ nhà Thanh Hóa có lực lượng VĐV tốt, kỹ thuật cao, đặc biệt là khả năng thực hiện các đòn đánh ngã hiệu quả, giành 13 HCV, 4 HCB và 4 HCĐ, xuất sắc xếp hạng nhất toàn đoàn ở nội dung đối kháng.

Bên cạnh yếu tố chuyên môn, điều kiện thi đấu cũng là một thách thức lớn đối với các đoàn tham gia, trong đó có VĐV Bình Định. Đây là lần đầu tiên giải trẻ được tổ chức ngoài trời, khiến các võ sĩ phải thi đấu trong điều kiện thời tiết nắng gắt, ảnh hưởng không nhỏ đến thể lực và tâm lý của VĐV. Ở nội dung đối kháng, nhiều VĐV Bình Định còn chưa nắm bắt kịp với những nội dung mới, nên kết quả không như kỳ vọng.

Võ sư Lê Công Bút - Phó Giám đốc Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định, Trưởng đoàn Bình Định tại giải, cho biết: Nhiều đơn vị đang có bước tiến mạnh mẽ về chuyên môn, đặc biệt là lực lượng trẻ được đào tạo bài bản, liên tục đổi mới qua từng mùa giải. Trong khi đó, do lực lượng ở đội tuyển còn ít, phần lớn VĐV của Bình Định vẫn được tuyển chọn từ phong trào, thời gian tập huấn chuyên môn cũng như rèn thể lực trước giải còn hạn chế, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thi đấu. Ngay sau giải, Ban huấn luyện sẽ họp để rút kinh nghiệm, đồng thời có sự điều chỉnh giáo án tập luyện tại các võ đường sao cho phù hợp với điều lệ giải và yêu cầu chuyên môn thực tế.    

HUỲNH VỸ

Có thể bạn quan tâm

Thời cơ cho thể thao thành tích cao Gia Lai sau sáp nhập

Thời cơ cho thể thao thành tích cao Gia Lai sau sáp nhập

(GLO)- Việc sáp nhập tạo lập tỉnh Gia Lai mới là cơ hội lớn để nhiều ngành bứt phá, trong đó có thể thao. Nhiều nhà chuyên môn đầu ngành khẳng định các môn thể thao thành tích cao của tỉnh sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn, hứa hẹn nâng tầm tên tuổi Gia Lai trong làng thể thao quốc gia.

null