Cách đơn giản nhất để khử mùi tanh của cá

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bạn muốn ăn các món ăn được chế biến từ cá nhưng lại không biết làm thế nào để khử sạch mùi tanh của cá. Những bí quyết trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đánh bay mùi tanh của cá, thưởng thức món ăn trọn vị.
 Một số loại gia vị có tác dụng giảm tanh rất tốt - Ảnh: Internet
Một số loại gia vị có tác dụng giảm tanh rất tốt - Ảnh: Internet
Khi sơ chế
Cá khi mua về cần mổ bỏ lòng, mang, đánh vảy, cắt vây, bỏ màng đen trong bụng (phần màng đen trong bụng cá rất tanh) cắt khúc rồi rửa thật kỹ từ 2-3 lần.
Đối với cá chép, hai bên sườn cá có một sợi gân trắng tạo ra mùi tanh. Khi làm cá, bạn cắt sát mang một tí sẽ thấy đường gân đó lộ ra. Dùng tay lấy đường gân đó thì cá không còn mùi tanh nữa.
Khi sơ chế các loại cá da trơn như basa, cá hú,... bạn nấu một ít nước nóng đổ vào con cá rồi cạo sạch nhớt. Đảm bảo cá rất sạch mà không còn mùi tanh.
Không đậy vung khi nấu
Khi nấu, các amin trong cá sẽ bị phân hủy, do đó không nên đậy nắp nồi để mùi tanh bốc hơi dễ dàng.
Một số cách khử tanh khi rửa cá:
Dùng nước muối hoặc nước vo gạo
Sau khi làm sạch, bạn có thể ngâm cá vào nước muối pha loãng hoặc nước vo gạo trong khoảng 15 phút, sau đó rửa lại bắng nước sạch, cá sẽ bớt mùi tanh.
Một số cá có mùi tanh nhiều, bạn hãy chà sát muối hạt lên cá, sau đó rửa lại bằng nước sạch, mùi tanh cũng sẽ giảm đi đáng kể.
Sử dụng chanh và giấm
Chanh và giấm cũng là những loại nguyên liệu rất hữu ích trong việc loại bỏ mùi tanh của cá. Pha một ít nước lạnh và giấm, cho cá đã làm sạch vào rửa lại, cá sẽ bớt mùi tanh nhanh chóng.
Bạn cũng có thể pha loãng nước cốt chanh, ngâm cá vào đó vài phút rồi làm sạch cá như bình thường. Cách này rất hữu ích với các loại cá da trơn vì nó còn giúp loại bỏ chất nhầy. Lưu ý là bạn không nên ngâm lâu quá sẽ làm cá bị chín phần da.
Rượu trắng
Sau khi làm sạch cá, hãy dùng rượu trắng pha loãng để ướp thịt cá khoảng 2 phút rồi lau khô, cá sẽ bớt tanh rất nhiều. Bên cạnh đó, khi chế biến món cá hấp, bạn hãy cho ít rượu trắng vào nước hấp, hơi rượu sẽ làm mùi tanh của cá bay mất.
Với các loại thịt cá đã ướp với gia vị, bạn cũng có thể cho thêm một ít rượu trắng, điều này không chỉ làm mất mùi tanh mà còn giúp cá chín mềm và thịt rất thơm ngon.
Gia vị
Các loại gia vị trong căn bếp có tác dụng khử tanh vô cùng hiệu quả, bạn hãy sử dụng tiêu, hành, ớt, gừng, rau cần… để làm bớt mùi tanh. Nếu không ngại mùi rau răm, bạn hãy chà xát chúng với cá, cũng rất hiệu quả để loại bỏ mùi tanh.
Một số loại có vị chua như me, sấu, khế... nấu với cá cũng giảm mùi tanh rất nhiều. Trong trường hợp muốn làm món cá rán, bạn ngâm cá vào ít sữa bò tươi, cá khi chế biến vừa không tanh lại có hương vị thơm ngon.
Thu Thủy (t/h, motthegioi)

Có thể bạn quan tâm

Cha mẹ hãy thực sự là người thầy đầu tiên của con, dạy cho trẻ những thói quen tốt. Ảnh: MINH HUỆ

Nền tảng của giáo dục gia đình

(GLO)- Người xưa có câu “Mẹ dạy thì con khéo, cha dạy thì con khôn”, ngụ ý thể hiện tầm quan trọng của những người làm cha mẹ trong việc giáo dục con cái. Có lẽ, tất cả chúng ta đều phải thừa nhận rằng, gia đình là nền tảng tiên quyết, góp phần hình thành tính cách và nhân cách của một con người.

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Những cô gái gồng gánh gia đình qua biến cố

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta chứng kiến những cô gái tưởng chừng yếu đuối, nhưng lại trở thành trụ cột vững chãi cho gia đình khi biến cố ập đến. Đối mặt với khó khăn, bằng nghị lực phi thường, họ xây dựng tương lai cho những người thân yêu.

Ảnh minh họa: GOLDYNGOC

“Không đâu bằng về nhà”

(GLO)- Chiếc xe vừa chớm tới đèo An Khê, một hành khách bật thốt lên: “Tới đèo An Khê cũng coi như về tới nhà, thật nhẹ hết người!”. Câu nói đã nhận được sự đồng tình của nhiều người khác: “Ừ, đúng vậy”, “Mình cũng thấy thế”, “Không đâu bằng về nhà”...