Các xã vùng ven đầu tư phát triển hạ tầng đô thị

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đại hội đại biểu Đảng bộ TP. Pleiku lần thứ XII (nhiệm kỳ 2020-2025) đã đề ra chỉ tiêu xây dựng ít nhất 2 xã lên phường. Trên cơ sở đó, UBND thành phố đã ban hành kế hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phấn đấu trước năm 2025 xây dựng xã Biển Hồ và Trà Đa trở thành phường.
Từ khi được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới vào cuối năm 2015, diện mạo của xã Trà Đa ngày càng khởi sắc, đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao. Hiện toàn xã có 86,11% (6,2 km) đường ngõ, xóm được cứng hóa, đảm bảo sáng-xanh-sạch-đẹp, không có đường lầy lội vào mùa mưa. Đường trục chính nội đồng được cứng hóa đạt 87% (8,4 km) đáp ứng yêu cầu sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Đặc biệt, những tuyến đường trung tâm được đầu tư hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống cây xanh, vỉa hè dành cho người đi bộ. Ngoài ra, công tác vệ sinh môi trường được chú trọng, rác thải sinh hoạt hàng ngày được thu gom, vận chuyển và đưa đi xử lý.
Theo Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Phúc, có được điều này là nhờ sự quan tâm của các cấp, các ngành, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo của UBND TP. Pleiku. Cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng, xã còn chú trọng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng phát triển đa dạng các ngành nghề thương mại-dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp; khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất kinh doanh tăng quy mô cả về số lượng và chất lượng. Hiện xã có khoảng 41 doanh nghiệp, trong đó có 28 doanh nghiệp hoạt động tại Khu Công nghiệp Trà Đa; 273 cơ sở sản xuất hộ kinh doanh cá thể. Thu nhập bình quân đầu người đạt 42 triệu đồng/năm. Trong nông nghiệp, xã khuyến khích người dân phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa nông nghiệp cận đô thị, đưa các cây-con giống có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất.
Diện mạo nông thôn xã Trà Đa ngày càng khởi sắc. Ảnh: Phạm Ngọc
Diện mạo nông thôn xã Trà Đa ngày càng khởi sắc. Ảnh: Phạm Ngọc
“Xác định lên phường là cơ hội thuận lợi để thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, UBND xã đã xây dựng kế hoạch thực hiện, đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, đảng viên và người dân nâng cao ý thức, trách nhiệm cùng vào cuộc. Cùng với đó, xã tập trung thực hiện một số giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng cao tỷ trọng giá trị sản xuất nông nghiệp có ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, tạo việc làm, thu hút lao động, từng bước tăng thu nhập cho người dân; tiếp tục kêu gọi, thu hút đầu tư”-ông Phúc thông tin.
Thời gian qua, xã Biển Hồ cũng tập trung triển khai thực hiện các kế hoạch, giải pháp để xây dựng kết cấu hạ tầng đô thị, phấn đấu hoàn thành các tiêu chí trở thành phường như kế hoạch UBND TP. Pleiku đề ra. Phó Chủ tịch UBND xã Trần Anh Tuấn cho hay: Để hoàn thành các tiêu chí xây dựng xã trở thành phường, UBND xã đã phân tích thực trạng các tiêu chí, đề ra giải pháp, nguồn lực, thời gian thực hiện. Bên cạnh đó, xã huy động nguồn lực nâng cấp cơ sở hạ tầng để hoàn thiện các tiêu chí cũng như thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, nhất là các tiêu chí về hạ tầng đô thị.
Chợ xã Biển Hồ (TP. Pleiku) được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: Phạm Ngọc
Chợ xã Biển Hồ (TP. Pleiku) được đầu tư xây dựng khang trang. Ảnh: Phạm Ngọc
Biển Hồ và Trà Đa là 2 xã đạt chuẩn nông thôn mới. Tuy nhiên, quá trình xây dựng xã lên phường cũng gặp không ít khó khăn. Theo thống kê của Phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku, xã Biển Hồ đạt 10/12 tiêu chí; Trà Đa đạt 9/12 tiêu chí về hạ tầng. Để đạt được mục tiêu, thành phố đã triển khai nhiều chương trình, dự án đầu tư nhằm hoàn thiện các tiêu chí còn thiếu, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt của 2 xã trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Cụ thể, để đạt mật độ đường cống thoát nước chính (km/km2) thì xã Biển Hồ phải đạt 2,06/4; Trà Đa đạt 3,36/4. Thành phố cũng đã triển khai đầu tư dự án hệ thống xử lý nước thải đô thị từ nguồn vốn vay ODA với tổng mức đầu tư trên 1.000 tỷ đồng nhằm hoàn thiện tiêu chí này.
Trao đổi với P.V, ông Phạm Thế Tâm-Trưởng phòng Quản lý đô thị TP. Pleiku-cho biết: Để hoàn thành việc nâng cấp 2 xã thành phường, thành phố tiếp tục tập trung xây dựng và phát huy các chỉ tiêu trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; rà soát, điều chỉnh quy hoạch hạ tầng nông thôn, đề xuất mở rộng, làm mới một số tuyến đường để đảm bảo lưu thông hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế. Cùng với đó, thành phố tập trung đầu tư xây dựng và phát triển kinh tế-xã hội, kết cấu hạ tầng đô thị.
PHẠM NGỌC

 

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.