Các tỉnh Tây Nguyên phát triển cây tiêu bền vững

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Các tỉnh Tây Nguyên phát triển cây tiêu bền vững ảnh 1
 
Theo Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, các tỉnh Tây Nguyên có trên 14.440ha tiêu, sản lượng mỗi năm đạt từ 32.255 tấn tiêu hạt trở lên, trong đó, tỉnh Gia Lai có trên 5.000ha, Đak Lak có 4.800ha, diện tích còn lại là của các tỉnh Đak Nông, Kon Tum.


Vụ tiêu năm 2010, tuy bị mất mùa do ảnh hưởng của các cơn bão mùa trước nhưng giá tiêu lại tăng cao, nhiều hộ gia đình đồng bào các dân tộc ở các vùng trọng điểm tiêu của Tây Nguyên vẫn thu được từ vài trăm triệu đến cả tỷ đồng.

Cây tiêu có khả năng thích ứng với nhiều vùng sinh thái ở Tây Nguyên và có nhu cầu nước tưới ít hơn nhiều lần so với cây càphê, thu hoạch vào mùa khô, nên các địa phương đã khuyến khích các thành phần kinh tế, nhất là các hộ gia đình đồng bào các dân tộc đầu tư phát triển cây tiêu.

Các tỉnh Tây Nguyên cũng tạo điều kiện thuận lợi cho đồng bào các dân tộc vay vốn với lãi suất thấp đầu tư phát triển cây tiêu, vận động đồng bào mở rộng diện tích trồng tiêu bằng cây trụ sống hoặc xây trụ bằng gạch cho tiêu phát triển.

Đồng bào các dân tộc ở các tỉnh Tây Nguyên cũng đã tuyển chọn, đưa các giống tiêu mới như giống tiêu Đất đỏ (Bà Rịa- Vũng Tàu), Lộc Ninh (Bình Phước), Phú Quốc (Kiên Giang), Tiên Sim (Gia Lai) vào trồng đại trà trên phần lớn diện tích, đồng thời, thực hiện đồng bộ các biện pháp thâm canh từ khâu trồng, cắt tỉa cành đến chăm sóc, thu hoạch, sơ chế, bảo quản tiêu sau thu hoạch...

Đặc biệt, Viện Khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên đã khuyến cáo đến bà con nông dân các dân tộc ở khu vực Tây Nguyên các quy trình phòng, chống nấm, tuyến trùng, rệp sáp đối với cây tiêu, nhất là cách phòng trừ các bệnh chết nhanh, chết chậm, thối cổ rễ cho cây tiêu.

Các tỉnh Tây Nguyên đang tiến hành rà soát, quy hoạch cụ thể đối với từng vùng trồng tiêu từ đó có chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư vốn cho bà con nông dân tập trung đầu tư thâm canh, phát triển bền vững cây tiêu.

Các tỉnh cũng đề xuất Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam thường xuyên cử cán bộ về hợp tác với các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn các tỉnh trao đổi các thông tin có liên quan đến sản xuất, kinh doanh hồ tiêu trong, ngoài nước. Xây dựng và quảng bá thương hiệu tiêu Việt Nam trên thị trường quốc tế nhằm nâng cao sức cạnh tranh mặt hàng tiêu của Việt Nam, quan tâm đổi mới công nghệ sau thu hoạch đối với cây tiêu để tăng sản lượng tiêu trắng, giảm dần việc xuất khẩu tiêu đen như hiện nay .
TT

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

Tập huấn khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử

(GLO)- Ngày 12-12, tại TP. Pleiku, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với Trường Cao đẳng Kinh tế-Kỹ thuật (Bộ Công thương) tổ chức tập huấn “Đào tạo khởi sự kinh doanh trong lĩnh vực thương mại điện tử và kiến thức livestream” cho hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh.

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

Gia Lai: Tập huấn Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản

(GLO)- Trong 2 ngày (11 và 12-12), tại khách sạn Tre Xanh, Sở Xây dựng phối hợp với Học viện Cán bộ quản lý xây dựng và đô thị (Bộ Xây dựng) tổ chức lớp tập huấn các nội dung của Luật Nhà ở năm 2023, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2023 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Nhiều hoạt động được Gia Lai triển khai nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, trong đó có việc triển khai thu thập kiến nghị qua Google Form. Ảnh: H.D

Phản ánh kiến nghị, đề xuất qua Google Form, doanh nghiệp còn thờ ơ

(GLO)- Thời gian qua, Gia Lai đã triển khai nhiều hoạt động nhằm đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp, trong đó có việc thu thập, tiếp nhận kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp qua ứng dụng Google Form. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp còn thờ ơ và chưa tận dụng triệt để kênh kết nối nhanh chóng, hiệu quả này

Một phần hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến cao su của Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông. Ảnh: Đ.Y

Gia Lai: Cấp giấy phép môi trường cho nhà máy chế biến cao su tại Chư Prông

(GLO)- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Dương Mah Tiệp vừa ký Quyết định số 588/QĐ-UBND về việc cấp giấy phép môi trường cho Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Prông được thực hiện các hoạt động bảo vệ môi trường của cơ sở Nhà máy chế biến Cao su Trung tâm (tại xã Ia Boòng, huyện Chư Prông).

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Chư Pưh giới thiệu 50 gian hàng sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

(GLO)- Tối 5-12, Sở Công thương Gia Lai phối hợp với UBND huyện Chư Pưh khai mạc phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi huyện Chư Pưh năm 2024. Phiên chợ nhằm chào mừng kỷ niệm 15 năm ngày thành lập Đảng bộ huyện Chư Pưh (10/12/2009-10/12/2024).

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm