Các cơ quan, đơn vị, địa phương hoàn thành phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trước ngày 30-6

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(GLO)- Sở Tài chính tỉnh Gia Lai vừa có văn bản số 1944/STC-QLGCS về thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương.

Qua tổng hợp của Sở Tài chính, theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 747/QĐ-UBND thì tổng số phê duyệt là 2.839 cơ sở nhà, đất; đã thực hiện phương án 2.599 cơ sở nhà, đất; còn lại 240 cơ sở nhà, đất chưa thực hiện phương án.

Trong số 240 cơ sở chưa thực hiện phương án có 132 cơ sở nhà, đất thu hồi, 88 cơ sở nhà, đất điều chuyển, 15 cơ sở nhà, đất bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất và 5 cơ sở nhà, đất tạm giữ lại tiếp tục sử dụng. Các địa phương chưa hoàn thành thực hiện phương án gồm: Huyện Đak Đoa (44 cơ sở nhà, đất), Chư Prông 37 cơ sở, Kbang 35 cơ sở, Krông Pa 22 cơ sở, Kông Chro 20 cơ sở, Đức Cơ 17 cơ sở, Ia Pa 14 cơ sở, Mang Yang 7 cơ sở; các huyện Ia Grai, Chư Păh, Chư Sê, Chư Pưh mỗi địa phương 1 cơ sở, thị xã An Khê 7 cơ sở, thị xã Ayun Pa 20 cơ sở và TP. Pleiku 13 cơ sở.

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát Ban Kinh tế-Ngân sách (HĐND tỉnh) với Sở Xây dựng về quản lý nhà ở vắng chủ thuộc sở hữu toàn dân. Ảnh: Ngọc Sang ảnh 1

Quang cảnh buổi làm việc của đoàn giám sát Ban Kinh tế-Ngân sách (HĐND tỉnh) với Sở Xây dựng về quản lý nhà ở vắng chủ thuộc sở hữu toàn dân. Ảnh: Ngọc Sang

Còn theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 748/QĐ-UBND thì tổng số phê duyệt là 523 cơ sở nhà, đất; đã thực hiện phương án 520 cơ sở nhà, đất; còn lại 5 cơ sở nhà, đất. Trong 5 cơ sở nhà, đất chưa thực hiện phương án có 1 cơ sở nhà, đất thu hồi, 2 cơ sở nhà, đất chuyển giao về địa phương để quản lý, xử lý và 2 cơ sở nhà, đất tạm giữ lại tiếp tục sử dụng. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp tỉnh chưa hoàn thành thực hiện phương án gồm: Sở Giáo dục và Đào tạo 3 cơ sở nhà, đất; Ban Quản lý các Dự án đầu tư xây dựng tỉnh và Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Gia Lai mỗi đơn vị 1 cơ sở.

Theo phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các cơ quan, đơn vị thuộc khối Đảng trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 749/QĐ-UBND thì tổng số phê duyệt là 51 cơ sở nhà, đất; tất cả đều chưa hoàn thành việc thực hiện phương án sắp xếp lại. Trong đó, toàn bộ 51 cơ sở nhà, đất đều giữ lại tiếp tục sử dụng với diện tích đất 7.023,60 m2, diện tích sàn xây dựng nhà 1.586,45 m2 điều chuyển. Cơ quan, đơn vị chưa hoàn thành phương án sắp xếp lại cơ sở nhà đất này là Văn Phòng Tỉnh ủy.

Căn cứ kết quả thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh, Sở Tài chính đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa hoàn thành thực hiện phương án, khẩn trương hoàn thiện hồ sơ thực hiện phương án trình cơ quan, người có thẩm quyền quyết định theo quy định, nhằm bảo đảm thời gian hoàn thành việc thực hiện phương án xử lý nhà, đất trên địa bàn tỉnh theo chỉ đạo của UBND tỉnh tại văn bản số 976/UBND-KTTH ngày 27-4-2023 về việc đẩy nhanh tiến độ thực hiện sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị quyết số 74/2022/QH15, hồ sơ thực hiện phương án xử lý nhà, đất gửi về Sở Tài chính đồng thời gửi Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng trước ngày 30-6-2023.

Đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương có cơ sở nhà, đất đã phê duyệt phương án theo hình thức tạm giữ lại tiếp tục sử dụng, đề nghị căn cứ vào Điều 14 Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31-12-2017 của Chính phủ, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 13 Điều 1 Nghị định số 67/2021/NĐ-CP ngày 15-7-2021 của Chính phủ và thực tế việc quản lý, sử dụng nhà, đất tại cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương, có phương án sử dụng nhà, đất theo chế độ quy định, trên cơ sở đó đề xuất phương án sắp xếp lại, xử lý theo quy định tại Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, Nghị định số 67/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

Danh sách các cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương chưa hoàn thành việc thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất được phê duyệt

Có thể bạn quan tâm

Kỳ 1: Giải mã cơn sốt đất

Kỳ 1: Giải mã cơn sốt đất

(GLO)- Sau cơn sốt đất từ giữa năm 2021 đến cuối năm 2022, thị trường bất động sản dần rơi vào tình trạng “đóng băng”. Để thúc đẩy thị trường bất động sản phát triển an toàn, lành mạnh đòi hỏi chính quyền các cấp cần có những giải pháp căn cơ.

Ia Ko khó “về đích” nông thôn mới

Ia Ko khó “về đích” nông thôn mới

(GLO)- Xã Ia Ko (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) là 1 trong 9 xã trên địa bàn tỉnh đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới (NTM) vào cuối năm 2023. Đến nay, xã vùng sâu này mới chỉ đạt được 11/19 tiêu chí và rất khó về đích NTM như kế hoạch đề ra.
Đắk Nông: Tháo dỡ các công trình vi phạm tại cù lao trên sông Sêrêpốk

Đắk Nông: Tháo dỡ các công trình vi phạm tại cù lao trên sông Sêrêpốk

Ngày 14/9, ông Nguyễn Hữu Ánh, Chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) xác nhận, ông Lê Tiến Dũng (37 tuổi, trú tại thị trấn Ea T’ling) -người lấn chiếm, xây dựng trái phép tại cù lao ông Liệu trên sông Sêrêpốk (đoạn thị trấn Ea T’ling) đã tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm.
Lâm Đồng đặt mục tiêu khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm

Lâm Đồng đặt mục tiêu khôi phục tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm

Lâm Đồng đặt mục tiêu từ nay đến năm 2030 sẽ tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả tuyến đường sắt hiện có và phấn đấu khôi phục, cải tạo tuyến đường sắt Đà Lạt - Tháp Chàm để phục vụ du lịch. Đến năm 2045, phấn đấu hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt (bao gồm cả các tuyến đường sắt đô thị monorail) theo hướng hiện đại, đồng bộ theo các quy hoạch đã được phê duyệt.
Được nhiều hơn mất

Được nhiều hơn mất

TP HCM đang gấp rút cải tạo hàng loạt chung cư cũ để bảo đảm nơi ở mới khang trang cho hàng ngàn hộ dân. Đặc biệt, những chung cư cấp D cần thực hiện gấp gáp hơn, bởi chúng quá cũ nát, uy hiếp tính mạng người dân bất cứ lúc nào.