Cả xã xâm chiếm đất rừng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Hơn 4.000 ha đất rẫy và đất xây dựng nhà ở của 840 hộ dân bị liệt vào diện xâm chiếm đất rừng dù họ đã sinh sống ở đây từ bao đời nay. Không những vậy, ngay cả diện tích đất xây dựng trụ sở, trường học, trạm y tế và các công trình phúc lợi của xã cũng là đất... xâm chiếm. Nghịch lý này đang xảy ra tại xã Hà Đông, huyện Đak Đoa.

Nghịch lý

Ông Nguyễn Hồng Việt-Phó Chủ tịch UBND xã Hà Đông bảo rằng: “Đầu năm nay, trụ sở UBND xã Hà Đông mới được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chứ mấy năm trước là xây dựng trái phép trên đất lâm nghiệp của Ban Quản lý Rừng phòng hộ (QLRPH) Đak Đoa đấy! Còn hiện giờ, nếu tính theo quy hoạch của tỉnh thì trạm y tế hay trụ sở cũ của UBND xã, trường học, nhà dân đều là đất lâm nghiệp hết! Tính sơ bộ, 840 hộ dân của xã không có hộ nào có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trong tay. Chính vì vậy, nghiễm nhiên, toàn xã đã mang tiếng xâm chiếm trái phép đất lâm nghiệp, dù họ đã sinh sống ở đây từ bao đời...”. 

 

 Người dân xã Hà Đông đang canh tác trên đất lâm nghiệp. Ảnh: L.A
Người dân xã Hà Đông đang canh tác trên đất lâm nghiệp. Ảnh: L.A

Để hiểu rõ hơn về nghịch lý này, chúng tôi tìm đến Ban QLRPH Đak Đoa và được ông Hoàng Thi Thơ-Trưởng ban cho biết: “Hiện nay, theo quy hoạch, tại xã Hà Đông có khoảng 9.000 ha đất thuộc quản lý của Ban QLRPH Đak Đoa (đất lâm nghiệp không có rừng là hơn 6.400 ha). Sở dĩ có tình trạng này là từ những bất cập trong việc thực hiện công tác quy hoạch đất rừng vào năm 2008. Không hiểu vì lý do gì, việc quy hoạch đã đưa toàn bộ diện tích đất ở xã Hà Đông thành đất lâm nghiệp. Trong khi đó, xã Hà Đông là căn cứ địa cách mạng và người dân đã sinh sống, canh tác qua bao nhiêu đời ở đây. Qua công tác kiểm tra về tình trạng người dân canh tác trên đất lâm nghiệp mà chúng tôi được giao quản lý, họ đều tỏ ra rất ngạc nhiên bởi mảnh đất rẫy của họ đã được truyền qua đời ông, đời cha rồi. Năm 2009, khi tỉnh giao chúng tôi trồng 50 ha rừng tại lâm phần ở xã Hà Đông, trong quá trình triển khai thì người dân của xã phản đối. Họ khẳng định đó là đất rẫy cũ của họ. Chúng tôi phải linh hoạt trong công tác hỗ trợ cho người dân để giúp họ bớt khó khăn, nhưng cũng chỉ trồng được 21,5 ha rừng thôi”.

Cần sớm giải quyết

Do không có một quy hoạch rõ ràng và không bố trí được khu vực cấp đất sản xuất cho người dân nên trong những năm qua người dân tại xã Hà Đông vừa canh tác trên rẫy cũ vừa tìm cách ken, lấn vào diện tích đất đang có rừng thuộc lâm phần của Ban QLRPH Đak Đoa, kể cả vùng đệm của Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh. Trong quá trình giải quyết, chính quyền xã Hà Đông cũng tỏ ra lúng túng, bởi vì diện tích nào cũng là đất lâm nghiệp. Cũng vì không được cấp đất sản xuất nên người dân vẫn giữ thói quen du canh, cứ xong mùa rẫy họ lại bỏ đất cũ qua tìm đất rẫy mới, sau 3-4 năm lại quay về mảnh đất cũ để canh tác. “Nhiều vụ tranh chấp đất giữa người dân làng này với dân làng khác nhưng xã cũng khó phân xử vì không có gì để chứng minh đó là đất rẫy của ai. Và khi nhắc nhở, xử lý người dân xâm chiếm đất lâm nghiệp thì gặp phản ứng khi họ cho rằng đó là đất rẫy cha, ông để lại”-ông Chiên-Chủ tịch UBND xã Hà Đông cho biết.

Trước thực tế trên, người dân ở xã Hà Đông đều mong muốn được sớm bố trí, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để họ yên tâm sinh sống và khi cần có thể vay vốn phục vụ sản xuất. Chị Giak (làng Kon Ma Har, xã Hà Đông) chia sẻ: “Giờ tôi chỉ mong Nhà nước cấp đất ổn định cho gia đình sản xuất, có đất rẫy mình mới yên tâm trồng cây mì, cây bời lời để tăng thu nhập được. Chứ bây giờ làm thì sợ bị nhắc nhở, thu hồi, mà không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất khi cần vốn sản xuất cũng không biết phải vay ở đâu...”.

Theo tính toán của chính quyền địa phương, với hơn 4.600 nhân khẩu, trong đó 99% là người Bahnar, xã Hà Đông cần khoảng 2.800 ha đất rẫy để bố trí cho bà con sản xuất, ổn định cuộc sống. Ngoài ra, khi đã ổn định việc bố trí đất cho người dân, thì chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng mới có đủ cơ sở và không gặp khó trong công tác quản lý, bảo vệ rừng và xử lý những vi phạm nếu có.

 Lê Anh

Có thể bạn quan tâm

Triển khai thi công tỉnh lộ 669-đoạn từ thị xã An Khê đi huyện Kbang. Ảnh: Minh Phương

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc thi công tỉnh lộ 669 từ An Khê đi Kbang nhưng chưa đấu nối với đường dân sinh; chỉ tiêu tuyển sinh tại Trường THPT DTNT Đông Gia Lai, Trường THCS DTNT Đak Pơ ít không đáp ứng nhu cầu học tập;...

Trung tâm huyện Đức Cơ nhìn từ trên cao. Ảnh: Vĩnh Hoàng

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc cấp GCNQSD đất trên đất lâm nghiệp do Ban Quản lý rừng phòng hộ Bắc An Khê quản lý; nghiên cứu và lập các dự án đầu tư trồng rừng đối với diện tích đất rừng khộp chưa có rừng...

Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện hỗ trợ bò sinh sản cho hộ nghèo ở làng Bua, xã Ia Pnôn. Ảnh: V.H

Đức Cơ quan tâm tạo sinh kế cho hộ nghèo

(GLO)- Cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo của huyện Đức Cơ (tỉnh Gia Lai) chiếm 10,19%. Nhưng đến nay, tỷ lệ hộ nghèo của huyện giảm xuống còn 7,92%. Để có được kết quả này, huyện đã triển khai nhiều giải pháp cụ thể, đặc biệt là tạo sinh kế giúp hộ nghèo chủ động vươn lên trong cuộc sống.

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về khắc phục sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang)

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về bố trí kinh phí để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông Đăk Pne (huyện Kbang); đầu tư trạm bơm để phục vụ sản xuất tại cánh đồng thôn Đoàn Kết (xã Ayun Hạ, huyện Phú Thiện); 

Ảnh: Hùng Hoa Lư

UBND tỉnh Gia Lai trả lời cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo trước Quảng trường Đại Đoàn Kết

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri về thông tuyến đường Trần Hưng Đạo đoạn trước Quảng trường Đại Đoàn Kết; phí thu gom, vận chuyển rác thải sinh hoạt sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước; khắc phục tình trạng nước tràn qua đường tại Ngã ba Di tích Quốc gia chiến thắng Plei Me trên tỉnh lộ 665. 

Ảnh: Internet

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP.Pleiku

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan dãy nhà số 08 Phan Đình Phùng, TP. Pleiku do Hội LHPN tỉnh quản lý đang xuống cấp, lãng phí; cải tạo hồ nước trước Bảo tàng tỉnh để trồng sen; cơ chế cho thuê rừng trồng dược liệu...

UBND tỉnh Gia Lai trả lời kiến nghị của cử tri

UBND tỉnh Gia Lai trả lời giải quyết kiến nghị của cử tri về ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê - Ka Nak

(GLO)- Báo Gia Lai trích đăng nội dung UBND tỉnh giải quyết kiến nghị của cử tri liên quan việc ổn định sản xuất sau tái định cư thủy điện An Khê-Ka Nak; hoạt động TTYT huyện Đức Cơ; cấp GCNQSD đất tại Khu đất Làng quân nhân Lữ đoàn 234-Quân đoàn 3; đất do Binh đoàn 15 quản lý tại tổ 6, phường Yên Thế (TP. Pleiku) đang có gần 300 hộ dân sử dụng sản xuất nông nghiệp ổn định trên 30 năm.