Cá chết vì hồ thủy điện… cạn nước

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thủy điện An Khê-Ka Nak được đưa vào vận hành bổ sung sản lượng điện vào lưới điện quốc gia, khắc phục một phần thực trạng thiếu điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất kinh doanh vào mùa khô. Tuy nhiên, nhiều hệ lụy thời kỳ hậu công trình thủy điện này để lại trên địa bàn huyện Kbang và thị xã An Khê đến giờ vẫn chưa được giải quyết triệt để, nhất là việc bố trí đất sản xuất cho nông dân đang trở thành bài toán khó cho chính quyền 2 địa phương.
 

Ảnh: K.N.B
Ảnh: K.N.B

Ông Mang Viên Tý-Trưởng phòng Kinh tế-Hạ tầng thị xã An Khê cho biết: Công trình thủy điện An Khê-Ka Nak sau khi tích nước tại hồ chứa An Khê đã làm 354 ha đất sản xuất nông nghiệp của người dân các xã Tú An, Xuân An, Cửu An, phường An Bình bị ngập nước không sản xuất được, đời sống người dân gặp khó khăn.

Giải pháp tháo gỡ từng bước khó khăn, giúp nông dân có diện tích đất canh tác trong vùng ngập nước ổn định cuộc sống được thị xã An Khê xác định là tận dụng mặt nước hồ chứa nước An Khê để nuôi cá nước ngọt. Cụ thể hóa giải pháp này, tháng 8-2012, thị xã An Khê có Công văn gửi Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak cho phép địa phương triển khai thực hiện thí điểm chương trình khoa học-công nghệ nuôi cá bè, cá lồng quy mô nhỏ trong các góc khuất của lòng hồ. Đề xuất chính đáng và trách nhiệm trên đã nhận được câu trả lời từ đơn vị chủ quản hồ chứa nước An Khê là phải chờ xin ý kiến Bộ Công thương nên việc nuôi cá lồng, cá bè tại hồ chứa nước An Khê diễn ra theo phương thức thỏa thuận miệng.

 

Các hồ chứa thủy điện sắp rơi xuống mực nước chết. (Ảnh minh họa)
Các hồ chứa thủy điện sắp rơi xuống mực nước chết. (Ảnh minh họa)

Thành công mô hình thí điểm nuôi cá nước ngọt năm 2012 là động lực để cơ quan chuyên môn thị xã An Khê xúc tiến việc xây dựng dự án nuôi cá lồng tại hồ chứa nước An Khê với quy mô 256 m3 trong năm 2013 cho 4 hộ dân xã Xuân An, tổng kinh phí đầu tư gần 305 triệu đồng; trong đó vốn dân góp trên 123 triệu đồng, còn lại Nhà nước hỗ trợ. Theo đó, 22.000 con cá giống diêu hồng, rô phi đơn tính, trắm cỏ chính thức thả nuôi vào ngày 12-9-2013.

Theo chu kỳ sinh trưởng và phát triển của các loại cá được đưa vào nuôi tại hồ chứa nước An Khê thì đến tháng 2-2014 là thời điểm thu cá thương phẩm. Cá thả nuôi sinh trưởng, phát triển tốt nên người nuôi cá tràn đầy niềm tin sẽ có thêm một vụ cá thắng lợi như lần nuôi thử nghiệm năm 2012. Thế nhưng, niềm tin đã biến thành nỗi đau khi nước hồ chứa An Khê bỗng dưng rút mạnh và cạn kiệt vào đầu tháng 12-2013.

Ông Nguyễn Văn Tèo, ở thôn An Xuân 4, xã Xuân An-một trong 4 hộ được chọn tham gia mô hình thí điểm nuôi cá lồng tại hồ chứa nước An Khê nói: Nước hồ rút cạn quá nhanh nên người nuôi cá không trở tay kịp. 1.224 con cá giống của ông thả nuôi chết hết chỉ còn lại vài trăm con nhưng khả năng sống của số cá ấy là rất thấp. Không chỉ mất khoảng 2 tấn cá thương phẩm quy đổi giá bán 42-45 ngàn đồng/kg, ông mất gần 100 triệu đồng mà cả vốn đầu tư đối ứng trên 20 triệu đồng cũng không thu hồi lại được.

3 hộ dân còn lại tại thôn An Xuân 4, xã Xuân An tham gia dự án nuôi cá lồng tại hồ chứa nước An Khê là Nguyễn Văn Mến, Nguyễn Đình Thắng, Đoàn Vĩnh Phúc cũng chịu chung nỗi buồn cá chết do nước hồ chứa thủy điện cạn kiệt nhanh. Người nuôi cá không đủ thời gian di chuyển toàn bộ số lồng nuôi cá ra sông, suối. Một số ít lồng cá dù được người nuôi nỗ lực di chuyển đến môi trường sống mới, song sức khỏe đàn cá không khả quan do di chuyển bất ngờ, thời gian di chuyển kéo dài, cá bị tress, môi trường nước tù, mật độ dày nên khả năng số lượng cá cứu được bị chết hết là rất lớn.

Theo kết quả kiểm tra, đánh giá của các cơ quan chức năng thị xã An Khê, đến thời điểm hồ chứa cạn nước, cá thả nuôi đã đạt thể trọng 200-250 gam/con. Nhờ quy trình nuôi áp dụng đúng kỹ thuật nuôi cá lồng nên tỷ lệ cá chết thấp hơn mức hao hụt cho phép từ 10% đến 15%. Với đà sinh trưởng, phát triển trên, đến chu kỳ thu vào đầu tháng 2-2014, thể trọng cá ước đạt 500-600 gam/con; tổng sản lượng cá khoảng 11.750 kg.

Nguyên nhân nước tại hồ chứa An Khê cạn kiệt dẫn đến thiệt hại cho người nuôi cá được xác định là nước hồ thủy điện An Khê rút đột ngột không rõ nguyên nhân. Tiếp đến là nước bị xả cạn vào ban đêm (từ 22 giờ đến 5 giờ sáng). Quá trình xả nước không có thông báo xả cạn hết hồ nước để người nuôi cá chủ động ứng phó mới dẫn đến thiệt hại nặng nề trên.

Khắc phục thiệt hại mà người nuôi cá hứng chịu do “sự cố” hồ chứa nước An Khê cạn nước-theo lời của một lãnh đạo thị xã An Khê là các cơ quan có trách nhiệm của thị xã đã đề nghị lãnh đạo UBND thị xã; Trung tâm Khuyến nông tỉnh xem xét hỗ trợ cho các hộ dân có vốn tiếp tục sản xuất chứ chưa có cơ sở để đề nghị đơn vị quản lý hồ chứa nước An Khê là Công ty Thủy điện An Khê-Ka Nak đền bù thiệt hại.

Quang Văn

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.