Bum Tở, ngày trở về… ánh sáng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Chỉ cách đây hơn 1 năm, cả trăm gia đình người dân tộc La Hủ ở xã biên viễn Bum Tở, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu vì tin theo xúi giục mà đi theo đạo “lạ”. Họ bỏ thờ cúng tổ tiên, bỏ lao động sản xuất, tin rằng chỉ cần ngồi cầu nguyện, cuộc sống tự khắp ấm no.
Rốt cục, đói nghèo bủa vây, trong nhà không có nổi củ sắn, bắp ngô cầm cự qua ngày.  
Ngày tháng lầm lỡ
Bum Tở - những ngày cuối năm, trời mưa lây phây như càng làm cái lạnh thêm phần thấu xương, thấu thịt.
 
Cuộc sống ấm no đang dần trở lại mảnh đất Bum Tở
Chúng tôi ghé thăm gia đình ông Vàng A Co, ở bản Đầu Nậm Xả, xã Bum Tở. Ông Co và vợ con từng trải qua một phen khốn đốn, sống dở chết dở vì tin kẻ xấu đi theo đạo “lạ”. Ông Co rủ rỉ kể, vào khoảng tháng 7/2017, có người lạ đến gia đình mình dụ dỗ nếu bỏ bàn thờ tổ tiên đi theo đạo Xè A, thì khi ốm không phải đến bệnh viện, không phải lao động, sản xuất… Hơn nữa, chỉ cần có đức tin và chịu khó đọc kinh cầu nguyện thì cuộc sống sẽ tốt đẹp, no ấm đầy đủ.
Lúc đầu, ông Co cũng không tin, cho đó là chuyện nhảm nhí. Nhưng vì kẻ xấu nhiều lần ngon ngọt thuyết phục, nói nhiều rồi con kiến cũng chui lọt lỗ tai. Tin lời kẻ xấu, ông Co nói với vợ con, từ nay dỡ bỏ bát hương, không thờ cúng ông bà tổ tiên nữa. Hằng ngày cũng chẳng cần vác cuốc lên nương làm gì cho vất vả. Gia đình ông Co được kẻ xấu phát cho một số tài liệu gọi là kinh để cầu nguyện. Từ đó, như ăn phải thuốc mê, ông Co cùng vợ con răm rắp nghe theo kẻ xấu, bỏ bê ruộng nương, đóng cửa ở nhà cầu nguyện xuyên đêm suốt sáng.
Sau đó thì sao, chúng tôi hỏi. Trầm ngâm một lúc, ông Co bảo, giờ nghĩ lại vẫn thấy mình dại dột. Cả nhà không ai đi làm, không lao động chân tay thì chẳng có cái ăn. “Đói không chịu được. Sau khi được các cán bộ vận động, mình nghe và hiểu ra. Từ đó chẳng tin vào đạo lạ nữa, trở lại trồng ngô, sắn mới sống được”, ông Co ngậm ngùi.
 
Cuộc sống ấm no đang dần trở lại mảnh đất Bum Tở
Cũng vì tin theo kẻ xấu, ông Vàng Mò Giá, ở bản Phìn Khò, xã Bum Tở suýt mất mạng do căn bệnh lao. Ông Giá kể, thấy người ta bảo đi theo đạo Xè A, chỉ việc đọc kinh cầu nguyện sẽ không phải làm gì cũng có sức khỏe tốt, cuộc sống no đủ. Do thiếu hiểu biết nên ông đã tin và đi theo.

Với những luận điệu ma mị, lợi dụng sự thiếu hiểu biết của bà con dân tộc người La Hủ, đến tháng 8/2017, kẻ xấu đã dụ dỗ được trên 80 hộ dân, gần 400 nhân khẩu ở các bản: Phìn Khò, Tả Phìn, Đầu Nậm Xả, Chà Dì của xã Bum Tở đi vào con đường lầm lỡ của đạo Xè A. Hơn 80 hộ gia đình này đã không ngần ngại dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, không lao động, sản xuất, ốm đau không đi bệnh viện mà chỉ đọc kinh cầu nguyện, đói nghèo bủa vây, thậm chí suýt mất đi cả mạng sống.

“Vào tháng 8/2017, tôi bị ốm nặng. Nhưng, do đức tin mù quáng, tôi chỉ ở nhà cầu nguyện mà không đến bệnh viện, vì thế bệnh mỗi ngày một nặng. Rất may, nhờ các anh chị cán bộ huyện và xã đến tuyên truyền và đưa tôi đi bệnh viện. Lúc đó, tôi mới biết mình bị ho lao”, ông Giá nói giọng run run.  

Trở về... ánh sáng
Trước thực trạng người dân ồ ạt rủ nhau theo đạo Xè A, huyện Mường Tè cũng như tỉnh Lai Châu đã huy động cả hệ thống chính trị đưa người dân trở lại… ánh sáng.
Ông Vàng Văn Thắng, Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy Mường Tè cho biết, trước những thông tin xuất hiện “đạo lạ” tại xã Bum Tở, huyện đã huy động tất cả đoàn thể, ban ngành vào cuộc để làm công tác dân vận. Từng đoàn công tác của huyện được cử xuống Bum Tở nắm tình hình.
Ông Lò Anh Văn, Ban Dân vận Huyện ủy Mường Tè kể lại, tổ công tác đã đến các bản thực hiện 4 cùng với dân “Cùng ăn - cùng ở - cùng làm - cùng nói tiếng dân tộc” nhiều tháng ròng. Từ đó, tìm hiểu cuộc sống của bà con, nắm bắt tình hình, giải quyết các vụ việc tại cơ sở, không để xảy ra điểm nóng.
Phối hợp với các già làng, bí thư chi bộ, trưởng bản, trưởng dòng họ, người có uy tín tổ chức họp bản tuyên truyền cho bà con hiểu “dỡ bỏ bàn thờ tổ tiên, không cần lao động, sản xuất, ốm đau không đi bệnh viện vẫn có cuộc sống tốt đẹp” là những luận điệu mê tín dị đoan.
 
Người dân Bum Tở được hỗ trợ cây giống, vật nuôi để phát triển kinh tế

Không chỉ trở về với nguồn cội, văn hóa truyền thống của dân tộc mình, người La Hủ ở Bum Tở còn chủ động ký cam kết với chính quyền xã sẽ không nghe, không tin, không theo, không sinh hoạt và lôi kéo người khác theo đạo trái pháp luật… Một thời gian sau, cái tên đạo Xè A dần biến mất khỏi mảnh đất Bum Tở.


Nhiều tháng tuyên truyền, dần dần người dân hiểu rõ hơn bản chất thực sự của đạo Xè A. Ông Vàng Mò Giá bảo, sau khi được đưa đi bệnh viện và chữa khỏi bệnh, tôi thấy việc theo đạo Xè A là không tốt. Mình là người La Hủ, mình phải sống theo phong tục, tập quán của dân tộc mình.  
Mong cuộc sống ấm no
Ông Vàng Văn Thắng, Phó Bí thư Huyện ủy Mường Tè tâm sự, nguyên nhân chính của việc nhiều hộ dân tin theo những điều không tưởng của đạo “lạ” là do đói nghèo và lạc hậu. Chỉ khi bà con có cuộc sống ấm no, thay đổi nhận thức thì chẳng có luận điệu sai trái nào khiến họ tin.
Nói đi đôi với làm, Mường Tè đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn phối hợp với xã Bum Tở vận dụng linh hoạt những chính sách dành cho vùng đặc biệt khó khăn của Đảng, Nhà nước như 30A, 135, đề án 1672, triển khai thực hiện các mô hình phát triển kinh tế. Trong đó, đặc biệt quan tâm tới các bản: Chà Dì, Phìn Khò, Đầu Nậm Xả, Tả Phìn...
Từ đó, xã Bum Tở được xác định là khu vực phát triển chăn nuôi đại gia súc gắn với chăm sóc bảo vệ rừng và phát triển kinh tế rừng, tập trung vào phát triển những cây thế mạnh như: quế, sa nhân tím, riềng, nghệ… Ông Vàng Lỳ Sơn, Chủ tịch UBND xã Bum Tở cho biết, thời gian qua, huyện đầu tư hàng chục tỷ đồng vào xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất, phục vụ công cuộc xóa đói giảm nghèo cho bà con.
 
Người dân Bum Tở được hỗ trợ máy móc nông nghiệp để sản xuất
Trong năm 2018, theo chương trình 30A, người dân các bản Chà Dì, Phìn Khò, Đầu Nậm Xả, Tả Phìn được hỗ trợ trồng mới trên 32ha riềng, 17ha sa nhân tím. Người dân 2 bản Phìn Khò, Chà Dì được cấp 12 chiếc máy cày. Ông Sơn cho biết, xã cũng triển khai xong việc giao đất, giao rừng cho bà con quản lý bảo vệ.
Nhìn về bản Phìn Khò, xã Bum Tở, nay dần thay da đổi thịt với những ngôi nhà gỗ, lợp tôn thay cho những ngôi nhà lá tạm bợ. Bà Phùng Ký Mẻ, Bí thư chi bộ bản Phìn Khò chia sẻ, năm 2017, trên địa bàn bản có 11 hộ gia đình do thiếu hiểu biết đã bị lôi kéo theo đạo Xè A. Nhưng nay họ đã thay đổi, trở lại sinh hoạt, lao động bình thường.
Hiện nay, riêng bản Phìn Khò trồng trên 30ha riềng, 60ha quế, hàng chục ha sa nhân tím cùng đàn gia súc hàng trăm con. Gặp chúng tôi, Vàng Mò Hừ phấn khởi khoe, gia đình mùa trúng vụ riềng, cũng được một món tiền tiêu Tết. Chúng tôi hỏi, giờ còn tin vào đạo Xè A nữa không? Hừ lắc đầu nguây nguẩy bảo, chịu thôi, phải làm thì mới có ăn, sợ lắm rồi!
 
Cuộc sống ấm no đang dần trở lại mảnh đất Bum Tở
Phạm Kế Toại (Nông Nghiệp Việt Nam)

Có thể bạn quan tâm

Nhân chứng đường số 7

Nhân chứng đường số 7

Đã 50 năm sau cuộc truy kích trên đường số 7 (nay là quốc lộ 25), nhưng những cựu binh vẫn hào hùng kể về câu chuyện một thời kiên cường, sẵn sàng đem cả tính mạng dâng cho Tổ quốc.

Xanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ cuối: Vươn mình trong kỷ nguyên mới

(GLO)- 50 năm sau ngày giải phóng, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước cùng nỗ lực vươn lên của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên, vùng đất “nóc nhà” của Đông Dương chuyển mình mạnh mẽ. Bước vào giai đoạn mới, vùng Tây Nguyên đang đứng trước vận hội mới, phát huy lợi thế vươn lên cùng đất nước.

Các dự án triển khai dang dở, kéo dài (trong ảnh là đoạn đường cụt giữa TP. Gia Nghĩa do vướng mặt bằng) làm lãng phí nguồn lực đầu tư công

E-magazineXanh lại chiến trường Tây Nguyên Kỳ 4: Gia Lai ngày ấy, bây giờ...

(GLO)- Sau ngày giải phóng năm 1975, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Gia Lai đã cùng chung sức, kiến thiết lại quê hương từ đống hoang tàn của chiến tranh. Đến nay Gia Lai đã vươn mình phát triển mạnh mẽ, từ đô thị đến nông thôn khoác lên mình màu áo khang trang. 

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 7: Ngày giải phóng qua lời kể của những người tham gia chiến đấu

Vào những ngày tháng Tư lịch sử, không khí tại TP Hồ Chí Minh náo nhiệt hơn, nhất là khi những tiêm kích Su và trực thăng của Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam bay tập luyện trên bầu trời thành phố, chuẩn bị cho chương trình kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam (30/4/1975 - 30/4/2025).

Xanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2

E-magazineXanh lại chiến trường Tây nguyên Kỳ 2: Buôn Ma Thuột từ hoang phế vươn lên thủ phủ Tây Nguyên

(GLO)- Nếu chiến thắng Đak Tô-Tân Cảnh ( năm 1972) xoay chuyển cục diện chiến trường Tây Nguyên thì chiến thắng Buôn Ma Thuột đánh sập “tử huyệt” của địch, mở ra Chiến dịch Hồ Chí Minh để Bắc-Nam sum họp một nhà. Từ một thị xã hoang phế, Buôn Ma Thuột ngày nay xứng đáng là thủ phủ Tây Nguyên

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 5: Chuyện về người chiến sĩ nhiều lần cảm tử, góp công giải phóng miền Nam

Phải hẹn rất nhiều lần, tôi mới gặp được người cựu chiến binh, Đại uý Nguyễn Đức Trọng (SN 1956, quê quán xã Long Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An, người góp công cùng đồng đội tham gia giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 4: 'Địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá'

Khi ấy, có lúc nguy nan, đồng chí Phó Chính ủy Trung đoàn 812, Đại tá Nguyễn Văn Tý động viên chúng tôi: Bọn địch đánh núi Dinh thành vôi, các đồng chí sẽ thành tượng đá. Dù sống hay chết, chúng ta đều là những anh hùng của dân tộc này!.., ông Nguyễn Công Binh nhớ lại.

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước

50 năm - những kí ức cho ngày thống nhất đất nước - Bài 1: Chiến thắng Đức Lập trong ký ức của một cựu binh

30/4 năm nay đánh dấu mốc chặng đường 50 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước, Bắc Nam sum họp một nhà. Để có được niềm hạnh phúc cho ngày thống nhất ấy, không biết bao nhiêu công sức, máu xương của các thế hệ cha anh đã hy sinh vì Tổ quốc.

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi - Bài 2: Những đại lão mộc bên dòng sông Bứa

Đứng sừng sững bên dòng sông Bứa (đoạn qua Khu 4, xã Quang Húc, huyện Tam Nông, tỉnh Phú Thọ), cây thị cổ được công nhận cây di sản Việt Nam có tuổi đời ước tính hơn 1.100 năm vẫn xanh tươi, tỏa bóng mát. Hàng năm, “cụ” thị vẫn ra hoa trái lan tỏa mùi hương nồng nàn.