Bức "tâm thư" đẫm nước mắt gửi Thủ tướng của 500 giáo viên mất việc

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
UBND huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk đã chỉ đạo các trường thông báo về việc chấm dứt hợp đồng đối với hơn 500 giáo viên dôi dư và chỉ ít ngày nữa toàn bộ các giáo viên này trắng tay rời bục giảng.
Ngày 19-9, các giáo viên hợp đồng (GVHĐ) tại huyện Krông Pắk đã gửi bức "tâm thư" lên Thủ tướng Chính phủ bày tỏ tâm tư, nguyện vọng của mình trước việc bị chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) sau nhiều năm gắn bó.
Các giáo viên ký
Các giáo viên ký "tâm thư" gửi Thủ tướng
Báo Người Lao Động Online xin đăng nguyên văn bức "tâm thư" này!
Kính gửi: Bác Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 
Chúng cháu là tập thể giáo viên hợp đồng (GVHĐ) dài hạn huyện Krông Pắk, tỉnh Đắk Lắk. Chúng cháu biết bác rất bận rộn với các công việc trọng đại của đất nước, nhưng xin bác hãy dành một chút thời gian của mình để lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của hơn 500 GVHĐ đang chuẩn bị lâm vào tình cảnh mất việc và mất niềm tin vào hướng giải quyết của UBND huyện Krông Pắk, khi UBND huyện đã ra thông báo cho các trường chấm dứt hợp đồng với tất cả GVHĐ trên toàn huyện trước ngày 30-10-2018.
Kính thưa bác! Khi chúng cháu bước chân vào cổng trường sư phạm chúng cháu rất vui mừng vì đã chạm tới ước mơ của mình và càng vui mừng hơn khi ra trường được cầm trong tay quyết định hợp đồng lao động (HĐLĐ) dài hạn do Chủ tịch UBND huyện Krông Pắk ký. Gần 10 năm giảng dạy, chúng cháu đã cống hiến phần lớn tuổi thanh xuân cho nền giáo dục huyện nhà.
Khi bước chân vào nghề, chúng cháu đã gặp rất nhiều khó khăn về vật chất và tinh thần, có những bạn bỏ lại sau lưng gia đình và quê hương để công tác, có những bạn có khi phải đánh đổi cả mạng sống của mình trên đường đến trường ở vùng III. Với mức lương 640 ngàn đồng/tháng nhưng chúng cháu vẫn kiên nghị bám lớp bám trường với hy vọng huyện sẽ tổ chức xét tuyển vào thời gian sớm nhất để được chính thức ngành, cống hiến hết tâm lực cho ngành, đồng thời ổn định cuộc sống.
Ngày 9-3, UBND huyện Krông Pắk đã gửi công văn hỏa tốc chấm dứt toàn bộ hợp đồng đối với GVHĐ mà không cho ai bày tỏ bất kỳ ý kiến trong cuộc họp. Cuộc họp chỉ diễn ra 20 phút mà quyết định số phận của hơn 500 con người gây bức xúc, phẩn nộ.
Đến ngày 11-3, UBND tỉnh lại gởi công văn hỏa tốc tạm dừng quyết định trên của UBND huyện để tìm giải pháp nhân văn hơn. Chúng cháu vui mừng chưa được bao lâu thì đến ngày 5-9, ngày cả nước vui mừng chào đón Lễ khai giảng năm học mới thì UBND huyện gửi công văn yêu cầu tất cả các trường chấm dứt hợp đồng đối với GVHĐ, hạn cuối cùng trước ngày 30-10.
Bức
Bức "tâm thư" viết tay đẫm nước mắt của các giáo viên
Từ năm 2010-2018, qua 3 đời Chủ tịch huyện đã ký dôi dư hơn 500 GVHĐ. Sau đó lại chính Chủ tịch UBND huyện lại ký quyết định thôi việc các giáo viên này. Lỗi này không thuộc về GVHĐ mà thuộc về người ra quyết định. Người ký sai chịu nhận quyết định cảnh cáo còn chúng cháu giờ đây chuẩn bị mất việc. Có những GVHĐ đang mang thai khi nghe tin đã không chịu được cú sốc dẫn đến sảy thai rồi mất con.
500 còn người và 500 gia đình sẽ ra sao?
Đây có phải là giải pháp nhân văn nhất của UBND huyện và UBND tỉnh đối với GVHĐ chưa hay chỉ nhân văn đối với lãnh đạo UBND huyện Krông Pắk?
Mong muốn tột cùng của chúng cháu là hằng ngày được đứng trên bục giảng nhưng nếu đã không thể thì phải có giải pháp nhân văn để chúng cháu ổn định cuộc sống trong thời gian gần nhất.
Chỉ còn ít ngày nữa, hơn 500 GVHĐ tại huyện Krông Pắk chính thức mất việc
Chỉ còn ít ngày nữa, hơn 500 GVHĐ tại huyện Krông Pắk chính thức mất việc
Thời gian qua báo chí, truyền hình đã vào cuộc rất nhiều nhưng không thể can thiệp, nay chúng cháu khẩn cầu Thủ tướng Chính phủ vào cuộc tìm hiểu và có cách xem xét hợp tình, hợp lý, nhân văn hơn nhằm mang lại niềm tin vào sự công bằng, dân chủ cho chúng cháu vào tạo niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước đối với toàn xã hội.
Một lần nữa chúng cháu khẩn cầu bác mang lại sự công bằng cho hơn 500 con người. Chúng cháu xin chân thành tri ân!.
Cùng ngày, trao đổi với báo chí bà Ngô Thị Minh Trinh, Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, cho biết các trường đã thông báo cho các GVHĐ về việc chấm dứt HĐLĐ và sẽ hoàn thành việc này trước 30-10. Đối với khoảng 70 GV đang mang thai và nuôi con nhỏ, các hiệu trưởng sẽ có trách nhiệm theo dõi và thực hiện việc chấm dứt HĐLĐ khi con của các GV đủ 12 tháng.
Đối với vấn đề trước đây huyện và các ngành đề xuất có khoản hỗ trợ cho GV bị chấm dứt HĐLĐ và đề án đào tạo chuyển đổi ngành nghề để giảm bớt khó khăn cho GV, bà Trinh cho biết là không thể thực hiện được. Theo bà Trinh, trước đây Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Lắk có đề xuất phương án sẽ hỗ trợ cho các GV bị chấm dứt HĐLĐ với tổng kinh phí khoảng 7-8 tỉ đồng. Tuy nhiên, phương án này không được chấp nhận vì không đảm bảo theo quy định. Theo đó, hiện nay huyện đang thực hiện đề án chấm dứt hợp đồng tổng kinh phí khoảng 1 tỉ đồng từ nguồn ngân sách huyện, chủ yếu để chi trả các khoản lương phụ cấp mà trước đây các trường không có kinh phí trả đủ theo quy định. Bên cạnh đó, việc đào tạo chuyển đổi ngành nghề cũng không thực hiện được do đây là dạng hợp đồng có thời hạn chứ chưa phải là biên chế.
Liên quan đến trách nhiệm để xảy ra tình trạng dôi dư GV, bà Trinh cho biết, huyện vừa xem xét, xử lý kỷ luật gần 100 hiệu trưởng các trường và các phòng ban chuyên môn. Tùy theo từng trường hợp cụ thể, các hiệu trưởng có hình thức kỷ luật khác nhau, trừ một số ít trường hợp nhà trường thực sự thiếu GV.
Cao Nguyên (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.