(GLO)- Mặc dù đời sống giáo viên đã được cải thiện nhiều so với trước đây, song vẫn còn những trường hợp thầy cô giáo, đặc biệt là giáo viên hợp đồng đang phải vật lộn với gánh nặng mưu sinh. Cô giáo Ksor H’Hiền (tổ 2, phường Cheo Reo, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) là một trường hợp như thế.
(GLO)- Dù đã về hưu nhưng tình cảm với trường lớp, với học trò vẫn mãi trong tim các thầy, cô giáo. Lắng nghe chuyện nghề của các nhà giáo đã về hưu tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) giúp ta hiểu thêm về những hy sinh thầm lặng của các thầy cô với sự nghiệp “trồng người”.
(GLO)- Gia Lai là tỉnh miền núi, có địa bàn trải rộng với diện tích đứng thứ hai cả nước; tỷ lệ học sinh dân tộc thiểu số chiếm trên 45% nên giáo viên vùng khó phải đối mặt với không ít thử thách.
Có một người thầy đặc biệt, gắn bó chỉ kém một năm so với bề dày lịch sử 30 năm của Trung tâm Hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập Đà Nẵng. Không bục giảng, không bảng đen, phấn trắng, thầy truyền cho các em tình yêu với âm nhạc.
Thuần nằm vật ra giữa bãi bùn lầy, bên cạnh chiếc xe Win cũng đã được nhuộm đỏ bùn y như chủ. Thuần nhìn lên bầu trời cười ha hả, cảm giác này Thuần chỉ có được khi đến nơi đây. Đồng nghiệp cũng đang ì ạch phía sau, nhích từng bước trên con đường nhầy nhụa, bùn đất ken cứng vào bánh xe.
Lòng biết ơn của chúng ta đối với thầy cô giáo không chỉ nhân ngày 20.11, chính là một nhân cách. Mà nhân cách thì không nên bị vật chất hoá hoặc tìm cách 'định giá' bằng tiền.
(GLO)- Việc bán được tranh là không dễ, ngay cả với những họa sĩ chuyên nghiệp. Thế nhưng, cô giáo dạy mỹ thuật Mai Thị Kim Uyên (Trường Tiểu học Đak Yă, xã Đak Yă, huyện Mang Yang) đã làm nên “kỳ tích“ khi hỗ trợ học trò vùng khó bán được tranh tại TP. Hồ Chí Minh.
(GLO)- Theo học trò đi chăn bò để tranh thủ ôn bài cho em hoặc lội giữa đồng nhặt trứng vịt còn sót mang về cho học trò cải thiện bữa ăn... là những gì mà người ta vẫn nhắc đến khi nói về thầy giáo Vũ Tam Thăng-giáo viên Ngữ văn Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú huyện Ia Pa.