Những thực phẩm dưới đây bình thường rất tốt, nhưng đối với bà bầu thì nên cẩn thận khi sử dụng vì chúng có chứa những hoạt chất gây sảy thai tự nhiên.
Không muốn mất con mẹ bầu tuyệt đối không nên ăn những loại thực phẩm dưới đây:
Cua
Cua ăn ngon nhất vào mùa thu. Tuy nhiên, thai phụ lại không được ăn cua trong thời gian này. Cua được dùng làm thuốc, đặc biệt, càng cua có khả năng phá hoại các tế bào máu, gây xảy thai. Do đó, phụ nữ từ khi mang bầu tới lúc sinh con tuyệt đối không được ăn cua. Hãy đợi bé sinh ra rồi ăn bù, bổ sung protein và canxi cũng chưa muộn!
Nhân sâm
Không ít người cho rằng, nhân sâm quý giá, bổ dưỡng nên dành cho phụ nữ mang thai. Thực chất, nhân sâm không thể dùng tùy tiện bừa bãi. Phụ nữ mang thai sử dụng loại thuốc quý này rất dễ gây ra băng huyết sau khi sinh con. Bên cạnh đó, nó cũng ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bé. Do đó, phụ nữ không nên ăn nhân sâm.
Đu đủ xanh
Nhiều nghiên cứu cho thấy trong đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ gây co thắt tử cung, hậu quả là sảy thai. Nguy hiểm hơn, trong đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những hormone cơ thể bà bầu tiết ra để chuẩn bị cho phút giây ra đời của đứa trẻ.
Vì thế nếu lạm dụng đu đủ xanh trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu thì bà bầu rất dễ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai.
Mướp đắng
Mướp đắng là loại quả có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người nhưng bà bầu nên cân nhắc khi sử dụng mướp đắng trong thai kỳ. Bởi vị đắng của mướp đắng dễ gây kích thích dạ dày, co bóp tử cung, xuất huyết, sảy thai. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng những phụ nữ cho con bú cũng không nên dùng mướp đắng vì một số thành phần không tốt cho sức khỏe của trẻ sẽ được truyền qua sữa mẹ.
Rau ngót
Trong Dược thư quốc gia có ghi “không dùng papaverin cho người có thai” mà trong rau ngót lại chứa chất papaverin – có tác dụng làm giãn cơ trơn.
Vì thế, nếu sử dụng quá 30g lá rau ngót tươi sẽ có hiện tượng giãn cơ trơn tử cung, nguy cơ sảy thai khá cao.
Do đó, những bà bầu đã có tiền sử sảy thai, sinh non, hiếm muộn nên hạn chế ăn rau ngót, đặc biệt là rau ngót sống.
Ngải cứu
Ngải cứu là cây thân thảo, sống lâu năm, lá mọc so le, chẻ lông chim, phiến men theo cuống đến tận gốc, dính vào thân như có bẹ, các thùy hình mác hẹp, đầu nhọn, mặt trên màu lục sậm, mặt dưới phủ đầy lông nhung màu trắng.
Ngải cứu có tác dụng chữa kinh nguyệt không đều, khí hư, động thai, băng huyết, thổ huyết, chảy máu cam, lỵ ra máu, nôn mửa, đau bụng, đau dây thần kinh, thấp khớp ghẻ lở. Ngày 6 – 12g dạng sắc, cao. Ngải nhung dùng làm mồi cứu. Để điều kinh, uống tuần lễ trước khi có kinh.
Tuy nhiên, một số thai phụ cho biết trong 3 tháng đầu của thai kỳ họ dễ tăng dấu hiệu ra máu khi ăn ngải cứu. Trong ngải cứu có những chất có liên quan đến sự co bóp tử cung, nhiều thai phụ cho biết họ ăn nhiều ngải cứu nên có dấu hiệu sảy thai (với những người mới mang thai) hoặc dọa sinh sớm (với những người ở tháng cuối thai kỳ).
Theo Khoevadep