Bộ Xây dựng đề xuất giảm mục tiêu đề án xây dựng nhà ở xã hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
Sau khi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ, Bộ Xây dựng đề xuất giảm số căn nhà xã hội xây đến năm 2030 từ 1,4 triệu xuống hơn 1 triệu, vốn thực hiện cũng giảm bớt 280.500 tỷ đồng.
Khu nhà ở xã hội giá rẻ tại phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN)

Khu nhà ở xã hội giá rẻ tại phường Định Hòa, thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. (Ảnh: Chí Tưởng/TTXVN)

Bộ Xây dựng vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ sau khi lấy ý kiến các thành viên Chính phủ về Đề án "Xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho người thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030."

Cụ thể, Bộ Xây dựng đề xuất giảm số căn nhà xã hội xây đến năm 2030 từ 1,4 triệu xuống hơn 1 triệu, vốn thực hiện cũng bớt 280.500 tỷ đồng.

Liên quan đến việc giải trình, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ với Đề án, có 11 trong tổng số 18 phiếu ý kiến đồng ý nội dung Đề án, không có ý kiến bổ sung; 3 bộ, ngành có ý kiến bổ sung kèm theo là Bộ Công an, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội; 3 bộ, ngành có ý kiến khác là Ngân hàng Nhà nước, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính; một ý kiến không đồng ý nội dung Đề án là Bộ Tư pháp.

Ban đầu, Đề án do Bộ Xây dựng đưa ra đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030, tổng số căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân các địa phương hoàn thành là hơn 1,4 triệu căn hộ; trong đó, giai đoạn 2021-2025, hoàn thành khoảng hơn 571.000 căn hộ; giai đoạn 2025-2030, hoàn thành khoảng 845.500 căn hộ.

Đối với mục tiêu trên, có 7/18 bộ, ngành đề nghị cân nhắc mục tiêu, số lượng căn hộ nhà ở xã hội, nhà ở công nhân hoàn thành trong giai đoạn 2021-2023, để đảm bảo tính khả thi của đề án.

Trước đó, Bộ Xây dựng cũng cho biết việc phát triển nhà ở xã hội tới đây sẽ hạn chế dùng nguồn lực nhà nước; tăng cường huy động nguồn lực xã hội, có cơ chế ưu đãi, khuyến khích doanh nghiệp tham gia. Các địa phương cũng phải chủ động cân đối ngân sách để hỗ trợ đầu tư nhà ở xã hội.

Bộ Xây dựng sẽ tiếp tục tiếp thu, xem xét bổ sung các ý kiến vào Đề án sau khi đã giải trình các ý kiến đặt ra cho đề án từ Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội liên quan đến bố trí nguồn lực xây dựng Đề án; giải pháp thực hiện đề án.

Đầu tư nhà ở xã hội hiện được xem là một giải pháp giúp phá băng thị trường bất động sản. Bộ Xây dựng trong tháng này (tháng 2/2023) đã đề xuất Chính phủ bố trí gói vay ưu đãi 110.000 tỷ đồng; trong đó, dành khoảng 55.000 tỷ đồng cho người mua nhà vay, phần còn lại dành cho các doanh nghiệp đầu tư nhà ở xã hội.

Trong khi đó, một gói tín dụng riêng cho nhà ở xã hội cũng được Ngân hàng Nhà nước cân nhắc và có 4 ngân hàng thương mại Nhà nước đã thống nhất dành 120.000 tỷ đồng cho nhà ở xã hội, lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,5-2% mức bình quân thị trường với chủ đầu tư và người mua nhà.

Có thể bạn quan tâm

Thị trường đất nền 'rã băng'

Thị trường đất nền 'rã băng'

Ở phía Bắc, nhu cầu tìm mua đất nền tăng mạnh ở một số huyện ngoại thành Hà Nội, như Đông Anh, Long Biên, Hoài Đức tăng từ 1,7 - 2 lần so với quý I/2023. Trong khi ở phía Nam, mức độ quan tâm đất nền tại quận 12, TP.Thủ Đức, huyện Hóc Môn tăng từ 13 - 25%.