Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia năm 2022

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Theo ghi nhận của Bộ Xây dựng, chỉ số giá xây dựng chung cả nước năm 2022 tăng 4,92% so với năm 2021 và 11,01% so với năm 2020.

Bộ Xây dựng công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia năm 2022 ảnh 1

Ảnh minh họa. Nguồn: Hùng Võ/Vietnam+

Bộ Xây dựng vừa ban hành Quyết định số 62/QĐ-BXD công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia năm 2022; trong đó xác định chỉ số giá xây dựng chung cả nước năm 2022 tăng 11,01% so với năm 2020 và tăng 4,92% so với năm 2021.

Chỉ số giá xây dựng quốc gia là chỉ tiêu tương đối phản ánh mức độ biến động của giá vật liệu xây dựng công trình theo thời gian trên phạm vi cả nước. Thời điểm gốc xác định chỉ số giá xây dựng quốc gia là năm 2020.

Bảng chỉ số giá xây dựng quốc gia năm 2022 được công bố gồm: chỉ số giá xây dựng chung cả nước và chỉ số giá theo loại công trình phổ biến (bình quân cho cả nước).

Trong đó, so với năm 2020, Bộ Xây dựng ghi nhận chỉ số giá công trình nhà ở tăng 10,13%; công trình đường bộ với loại đường bê tông ximăng tăng 10,25%, bê tông nhựa tăng 18,47%; công trình cầu đường bộ (cầu bê tông ximăng) tăng 17,12%. So với năm 2021, các mức tăng lần lượt là 3,23%, 5,55%, 10,98%, 6,37%.

Theo Thứ trưởng Bộ Xây dựng Bùi Hồng Minh, việc công bố chỉ số giá xây dựng quốc gia là nền tảng để làm cơ sở xác định suất vốn đầu tư cũng như tham khảo trong phân tích mức độ biến động giá bình quân của chỉ số giá xây dựng khi xác định chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư và các công việc liên quan đến đánh giá biến động giá xây dựng công trình phục vụ quản lý, điều hành vĩ mô.

Chi phí giá xây dựng quốc gia năm 2022 đã tính toán đến sự biến động của các chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng và một số khoản mục chi phí khác của chi phí đầu tư xây dựng công trình như: Chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư, rà phá bom mìn và vật liệu nổ,..

Có thể bạn quan tâm

Trên 1.900 tỷ đồng đầu tư xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng

Trên 1.900 tỷ đồng đầu tư xây dựng đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng

(GLO)- Dự án Đường liên vùng kết nối Khánh Hòa, Ninh Thuận và Lâm Đồng thuộc nhóm dự án quan trọng quốc gia, cấp quyết định chủ trương đầu tư là Quốc hội, cấp quyết định đầu tư dự án là Thủ tướng Chính phủ. Dự án này có tổng mức đầu tư trên 1.900 tỷ đồng.
Để giao thông là động lực phát triển

Để giao thông là động lực phát triển

(GLO)- Những năm qua, hệ thống giao thông của tỉnh Gia Lai được quan tâm đầu tư. Đến nay, mạng lưới giao thông dần được hoàn thiện, góp phần phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng-an ninh trên địa bàn. Tuy nhiên, để tạo “đòn bẩy” cho nền kinh tế thì các ngành, các cấp cần tiếp tục quan tâm đầu tư cho hạ tầng giao thông.

Nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua huyện Đak Đoa: Thi công ì ạch, nguy cơ thay đổi nhà thầu

Nâng cấp quốc lộ 19 đoạn qua huyện Đak Đoa: Thi công ì ạch, nguy cơ thay đổi nhà thầu

(GLO)- Do thi công theo kiểu cầm chừng nên Dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (Dự án nâng cấp quốc lộ 19) đoạn qua địa bàn huyện Đak Đoa (tỉnh Gia Lai) ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống người dân, tiềm ẩn nhiều nguy cơ tai nạn giao thông. Người dân và chính quyền địa phương nhiều lần phản ánh với chủ đầu tư nhưng đâu lại vào đấy.

Ngày hội mở đường ở thị trấn Phú Thiện: Ý Đảng gặp lòng dân

Ngày hội mở đường ở thị trấn Phú Thiện: Ý Đảng gặp lòng dân

(GLO)- Nhằm huy động sự chung sức của người dân trong xây dựng đô thị văn minh, ngày 11-3 vừa qua, UBND thị trấn Phú Thiện (huyện Phú Thiện, tỉnh Gia Lai) đã tổ chức Ngày hội mở đường tại tổ dân phố 13. Ngày hội thể hiện sự quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và người dân trong xây dựng đô thị văn minh, hiện đại.

Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại

Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại

(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải chính Đông-Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn... Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại để giải quyết căn cơ bài toán ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn.
Cần chỉnh sửa tên đường ở TP.Pleiku cho chuẩn xác

Cần chỉnh sửa tên đường ở TP.Pleiku cho chuẩn xác

(GLO)- Theo thống kê, TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) có khoảng 400 tuyến đường, trong đó có 239 tuyến đường đã được đặt tên các nhân vật lịch sử có công với nước, các địa danh nổi tiếng, tên gọi có nhiều ý nghĩa. Tuy nhiên, bên cạnh những tuyến đường mang tên họ các nhân vật lịch sử kiệt xuất chính xác, còn có tên chưa chính xác. Ví dụ như có sự nhầm lẫn giữa Lê Thánh Tông và Lê Thánh Tôn. Việc TP. Pleiku đặt tên đường Lê Thánh Tôn là chưa chuẩn xác.
Khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030

Khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030

(GLO)- Tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Bình Định, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu Bình Định cần phát triển công nghiệp trở thành ngành kinh tế then chốt; tập trung phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Trong đó, khẩn trương hoàn thiện và trình phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 trong quý II năm 2023.