Bộ sách Cánh Diều có nhiều "sạn", Bộ trưởng Bộ GD-ĐT báo cáo gì với Quốc hội?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Báo cáo về vấn đề sách giáo khoa năm học 2020 - 2021 với các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa nhận trách nhiệm trong việc để xảy ra bức xúc dư luận liên quan đến sách Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều.
Cụ thể, báo cáo các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phê duyệt 5 bộ sách giáo khoa, trong đó có bộ sách Cánh Diều để các địa phương, cơ sở giáo dục lựa chọn, đưa vào giảng dạy (sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều là 1 trong số 46 quyến sách giáo khoa lớp 1 được phê duyệt vừa qua).
Tất cả các quyển sách giáo khoa được Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt đều được các nhà trường tổ chức cho giáo viên, tổ bộ môn nghiên cứu, đề xuất, thành lập hội đồng đánh giá và quyết định lựa chọn phù hợp với điều kiện triển khai thực hiện tại trường (bộ sách Cánh Diều chiếm 32% trong tổng số sách giáo khoa lớp 1 được các nhà trường trong cả nước lựa chọn).
"Điều này cho thấy, thành công bước đầu của chủ trương xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa, không còn sự độc quyền trong xuất bản, phát hành sách giáo khoa như trước đây", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định.

Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các nhà khoa học, phụ huynh học sinh. Ảnh: I.T
Sách giáo khoa Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều nhận được nhiều ý kiến trái chiều của các nhà khoa học, phụ huynh học sinh. Ảnh: I.T
Trước phản ánh về việc sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều (sách của Nhà xuất bản Đại học sư phạm TP.HCM, do GS.Nguyễn Minh Thuyết chủ biên) có một số nội dung chưa phù hợp, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ cho biết, đã yêu cầu Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 rà soát, kiểm tra, kết luận cụ thể các nội dung theo phản ánh, báo cáo Bộ trưởng trước ngày 17/10/2020.
Thực hiện yêu cầu của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, với tinh thần cầu thị, trách nhiệm, Hội đồng thẩm định đã nghiêm túc thực hiện các bước rà soát tổng thể nội dung bộ sách, xem xét thấu đáo các nội dung phản ánh của dư luận về sách Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều, có kết luận cụ thể về các nội dung cần chỉnh sửa và đã báo cáo về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đúng yêu cầu.
Dựa trên kết quả báo cáo của Hội đồng thẩm định, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã làm việc với Hội đồng thẩm định, Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM và tác giả sách Tiếng Việt lớp 1, bộ Cánh Diều.
Tất cả các bên liên quan đều thống nhất tiếp thu tối đa các ý kiến góp ý để chỉnh sửa sách giáo khoa cho phù hợp hơn.
 Cụ thể, chỉnh sửa, bổ sung ngữ liệu để giáo viên có thể thay thế một số đoạn/bài đọc cho phù hợp với học sinh lớp 1 như vài: "Cua, cò và con cá" trang 115, bài "Hai con ngựa" trang 157, bài "Lừa, thỏ và cọp" trang 163..., thay thế một số từ ngữ khó hiểu, ít dùng như từ "nhá", "nom", "quà", "chén"... 
Hội đồng thẩm định cũng đề nghị tác giả khi chọn văn bản thay thể không sử dụng truyện ngụ ngôn hoặc các đoạn/bài "đa nghĩa", nên lựa chọn đoạn/bài trong kho tàng văn học Việt Nam.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu Nhà xuất bản Đại học Sư phạm TP.HCM và tác giả khẩn trương xây dựng phương án chỉnh sửa, hiệu đính sách Tiếng Việt 1, bộ sách Cánh Diều để kịp thời, thuận lợi cho giáo viên tổ chức các hoạt động dạy học. 
"Trước mắt, Bộ Giáo dục và Đào tạo có hướng dẫn, hỗ trợ giáo viên sử dụng các ngữ liệu được thay thế, bổ sung để thực hiện hoạt động dạy học các bài nằm trong chương trình học kỳ 1, đồng thời khẩn trương hoàn thiện việc điều chỉnh, bổ sung các nội dung trong sách giáo khoa theo đúng quy định, báo cáo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt trước ngày 15/11/2020", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định trong báo cáo gửi các đại biểu Quốc hội.
"Mặc dù việc chỉnh sửa/hiệu đính sách giáo khoa vẫn thường xuyên được thực hiện đối với các sách giáo khoa trước đây, tuy nhiên, việc để xảy ra bức xúc trong dư luận xã hội về một số điểm chưa phù hợp trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều có trách nhiệm của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Hội đồng thẩm định và tác giả", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Về nguyên nhân dẫn đến những bức xúc này, theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, là do công tác truyền thông về việc triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa mới chưa tốt, việc phản hồi các phản ảnh về những điểm chưa phù hợp trong sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 1 của bộ sách Cánh Diều còn chưa kịp thời.
Để tiếp tục ghi nhận các thông tin phản ánh về triển khai chương trình sách giáo khoa mới, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ mở rộng các kênh đóng góp ý kiến để nắm bắt thông tin trên diện rộng, đa chiều từ giáo viên, cán bộ quản lý, các nhà khoa học và người dân.
Trên cơ sở các ý kiến phản ánh, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ nghiên cứu để kịp thời đề ra các giải pháp bổ sung trong quá trình chỉ đạo tổ chức thực hiện.
Bên cạnh đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã chỉ đạo, rà soát tất cả các bộ sách giáo khoa lớp 1 mới, chỉ đạo các Sở Giáo dục và Đào tạo có giải pháp hỗ trợ các nhà trường, giáo viên, học sinh và phụ huynh học sinh, đẩy mạnh thông tin truyền thông nhằm tạo đồng thuận xã hội cao trong quá trình triển khai thực hiện chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.
"Tới đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm quá trinh xã hội hóa việc biên soạn, phát hành sách giáo khoa lớp 1, tiếp tục chỉ đạo việc biên soạn, thẩm định sách giáo khoa từ lớp 2 đến lớp 12 bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới theo quy định", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nói.
Đối với tình trạng "ép" học sinh mua sách tham khảo, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định, Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiêm cấm việc "ép" học sinh mua sách tham khảo dưới bất kỳ hình thức nào và có chế tài mạnh hơn đối với các trường hợp vi phạm.
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo đang từng bước khách quan hóa việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của học sinh.
"Việc này sẽ hạn chế việc giáo viên đưa các nội dung nâng cao trong sách tham khảo vào dạy học vả kiểm tra, đánh giá khiến học sinh phải mua sách tham khảo, góp phần khắc phục việc dạy thêm, học thêm sai quy định", Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.
Theo Khánh Nguyên (Dân Việt)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.