Bộ GTVT khởi công 2 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam trong tháng Sáu

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Các đơn vị ngành giao thông đã chủ động trong vấn đề tham mưu và tổ chức thực hiện để rút ngắn được thời gian chuẩn bị và đảm bảo sự chặt chẽ, khách quan về hồ sơ, thủ tục 2 dự án cao tốc Bắc-Nam.

 Một đoạn tuyến cao tốc đã được hoàn thành và đưa vào khai thác. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Một đoạn tuyến cao tốc đã được hoàn thành và đưa vào khai thác. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)


Theo thông tin từ Bộ Giao thông Vận tải, hai gói thầu xây lắp đầu tiên của 2 dự án thành phần cao tốc Bắc-Nam gồm Quốc lộ 45-Nghi Sơn, Nghi Sơn-Diễn Châu sẽ được khởi công trong tháng 6/2021.

Cụ thể, ngay sau khi có Nghị quyết số 1213/NQ-UBTVQH14 ngày 04/02/2021 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ Giao thông Vận tải đã chủ động chỉ đạo các cơ quan tham mưu của Bộ, các Ban Quản lý dự án lập kế hoạch chi tiết, huy động đội ngũ cán bộ chủ chốt, có kinh nghiệm tập trung thời gian tiến hành rà soát, chuẩn bị điều chỉnh các hồ sơ, thủ tục liên quan.

Để đảm bảo tiến độ triển khai theo Nghị quyết của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể yêu cầu Ban Quản lý dự án 2 (đại diện chủ đầu tư tại dự án Quốc lộ 45-Nghi Sơn) và Ban Quản lý dự án 6 (đại diện chủ đầu tư tại dự án Nghi Sơn-Diễn Châu) khẩn trương, hoàn thành trình Bộ phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi điều chỉnh, hồ sơ thiết kế kỹ thuật, dự toán điều chỉnh ngay trong tháng 3/2021 để làm cơ sở tổ chức công tác đấu thầu lựa chọn nhà thầu.

Nhấn mạnh vai trò của các nhà thầu trong việc đảm bảo chất lượng của công trình, Bộ trưởng Thể chỉ đạo các Ban Quản lý dự án phải tổ chức công tác đấu thầuđảm bảo công khai, minh bạch, công bằng và hiệu quả kinh tế, thực hiện nghiêm theo đúng các quy định của pháp luật về đấu thầu, lựa chọn các nhà thầu thực sự đáp ứng được năng lực, có kinh nghiệm.

Ngoài ra, Tư lệnh ngành Giao thông Vận tải yêu cầu các Ban Quản lý dự án phải thành lập và ban hành quy chế làm việc Tổ chuyên gia đấu thầu đáp ứng về số lượng nhân sự, trình độ, chuyên môn, bảo mật thông tin; áp dụng các biện pháp phòng ngừa tiêu cực, giám sát chặt chẽ công tác quản lý hồ sơ; Giám đốc Ban Quản lý dự án phải là người trực tiếp chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Bộ về tiến độ, chất lượng của dự án; các cơ quan đơn vị liên quan cũng cần tăng cường nhân lực, chủ động giám sát, phối hợp và hỗ trợ các Ban Quản lý dự án để giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc.

Theo ông Nguyễn Duy Lâm, Cục trưởng Cục Quản lý xây dựng và Chất lượng Công trình Giao thông (Bộ Giao thông Vận tải), với kinh nghiệm thực tiễn quá trình triển khai thực hiện 3 dự án chuyển đổi đầu tư công vừa qua, (Mai Sơn-Quốc lộ 45; Vĩnh Hảo-Phan Thiết và Phan Thiết-Dầu Giây), các đơn vị đã chủ động trong vấn đề tham mưu và tổ chức thực hiện, qua đó sẽ rút ngắn được thời gian chuẩn bị và đảm bảo sự chặt chẽ, khách quan về hồ sơ, thủ tục.

Do đó, ông Lâm khẳng định, ngay sau khi có Nghị quyết của Chính Phủ, Cục sẽ tiến hành thẩm định và tham mưu cho lãnh đạo Bộ sớm phê duyệt điều chỉnh dự án, kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thiết kế kỹ thuật, dự toán, hồ sơ mời thầu thuộc các dự án đảm bảo tuân thủ trình tự và quy định pháp luật về quản lý dự án đầu tư xây dựng, pháp luật về đấu thầu; đảm bảo đến tháng 6 khởi công gói thầu đầu tiên của các dự án.

Để đảm bảo mọi điều kiện cần thiết để có thể triển khai thi công các dự án, Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục phối hợp chặt chẽ với tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An để thúc đẩy quyết liệt và hiệu quả hơn trong công tác giải phóng mặt bằng,đặc biệt khẩn trương hoàn thiện các khu tái định cư, di dời các công trình hạ tầng kỹ thuật, sớm bàn giao mặt bằng, công địa sạch cho các nhà thầu thi công.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất