Bộ Giao thông Vận tải thúc ký hợp đồng tín dụng cho cao tốc Nha Trang-Cam Lâm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Bộ Giao thông Vận tải cho biết đây là lần thứ 3 trong vòng một tháng trở lại đây, Bộ có công văn thúc tiến độ ký hợp đồng tín dụng dự án cao tốc Nha Trang-Cam Lâm theo phương thức PPP.
Nhà thầu triển khai thi công một đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+
Nhà thầu triển khai thi công một đoạn tuyến cao tốc Bắc-Nam. Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+
Bộ Giao thông Vận tải vừa có công văn gửi Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh (đại diện cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư đường cao tốc Nha Trang-Cam Lâm (doanh nghiệp dự án) về việc huy động nguồn vốn thực hiện Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, đoạn Nha Trang-Cam Lâm theo phương thức PPP (hợp tác công tư).
Bộ Giao thông Vận tải cho biết đây là lần thứ 3 trong vòng một tháng trở lại đây, Bộ có công văn thúc tiến độ ký hợp đồng tín dụng dự án này.
Cụ thể, Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án khẩn trương đàm phán hợp đồng tín dụng với các tổ chức ngân hàng hoặc có phương án huy động các nguồn vốn hợp pháp khác đảm bảo nguồn vốn thực hiện dự án theo đúng quy định hợp đồng.
“Bộ Giao thông Vận tải sẽ xử lý vi phạm hợp đồng trong trường hợp nhà đầu tư/doanh nghiệp dự án không huy động đủ và đúng hạn nguồn vốn hợp pháp để thực hiện dự án,” công văn của Bộ Giao thông Vận tải nêu rõ.
Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Ban Quản lý dự án đường Hồ Chí Minh tăng cường đôn đốc, phối hợp, hỗ trợ nhà đầu tư/doanh nghiệp trong quá trình đàm phán hợp đồng tín dụng với các tổ chức ngân hàng hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện dự án; tổng hợp, kịp thời báo cáo Bộ Giao thông Vận tải kết quả, các khó khăn vướng mắc trong quá trình huy động nguồn vốn thực hiện dự án.
Trước đó, vào ngày 6/5/2021, Bộ Giao thông Vận tải đã cùng Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Sơn Hải (nhà đầu tư dự án), Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư xây dựng đường cao tốc Nha Trang-Cam Lâm đã ký kết hợp đồng BOT dự án thành phần đoạn Nha Trang-Cam Lâm thuộc dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyến Bắc-Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020.
Dự án được thực hiện tại Khánh Hòa, dài khoảng 50km với điểm đầu tại km5+783, thuộc xã Diên Thọ, huyện Diên Khánh, điểm cuối tại km54 thuộc xã Cam Thịnh Tây, thành phố Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa).
Trong giai đoạn đầu, cao tốc Nha Trang-Cam Lâm được đầu tư 4 làn xe, nền đường rộng 17m, vận tốc thiết kế 80km/h. Đoạn cao tốc này có 1 hầm đường xuyên núi Dốc Sạn dài khoảng 700m với 2 ống hầm và một số cầu lớn.
Dự án có tổng vốn đầu tư khoảng 5.524 tỷ đồng gồm nguồn vốn nhà đầu tư huy động khoảng 2.556 tỷ đồng (trong đó vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư chiếm 20%), nguồn vốn Nhà nước khoảng 2.967 tỷ đồng.
Thời gian xây dựng dự án 2 năm, vận hành khai thác hoàn vốn khoảng 16 năm 4 tháng. Theo quy định, sau khi ký hợp đồng BOT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Sơn Hải có 6 tháng để ký kết hợp đồng tín dụng với ngân hàng để triển khai thi công dự án.
Như vậy, căn cứ vào thời gian ký kết hợp đồng giữa Bộ Giao thông Vận tải và nhà đầu tư, đến thời điểm này, dự án đã bị trễ 16 ngày trong việc ký kết hợp đồng tín dụng (thời hạn 6/5/2021-6/11/2021). Trường hợp nhà đầu tư không ký kết được hợp đồng vay vốn đáp ứng yêu cầu về mức vốn vay, điều kiện giải ngân theo quy định để giải ngân vốn cho dự án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có quyền đơn phương chấm dứt Hợp đồng và tịch thu bảo đảm thực hiện hợp đồng.
Theo các chuyên gia giao thông, để gỡ khó cho tình huống này cũng như tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải có thể cùng nhà đầu tư ký kết văn bản gia hạn thời gian thu xếp vốn tín dụng cho nhà đầu tư, qua đó để nhà đầu tư có thêm cơ hội đàm phán với các tổ chức tín dụng trong việc thu xếp vốn cho dự án…
Hiện tại dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc Bắc Nam phía Đông giai đoạn 2017-2020, đoạn Diễn Châu-Bãi Vọt theo phương thức PPP cũng gặp hoàn cảnh tương tự dự án cao tốc Nha Trang-Cam Lâm.
Tuy nhiên, theo thông tin TTXVN đã phản về dự án này ngày 19/11 vừa qua, nhà đầu tư đang đàm phán được với Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đứng ra thu xếp vốn cùng 3 ngân hàng khác. Dự kiến trong tháng 11 này, BIDV sẽ ra thông báo về chủ trương vốn tín dụng cho dự án sau đó sẽ tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng.
Quang Toàn (TTXVN/Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Tại Quyết định này, UBND tỉnh công bố 15 thủ tục hành chính mới và 22 thủ tục bãi bỏ trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, sở Giao thông vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu Kinh tế tỉnh.

Công bố 15 thủ tục hành chính mới trong lĩnh vực hoạt động xây dựng

(GLO)- Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai Rah Lan Chung vừa ký ban hành Quyết định số 40/QĐ-UBND công bố 15 thủ tục hành chính mới và bãi bỏ 22 thủ tục trong lĩnh vực hoạt động xây dựng thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Xây dựng, Sở Giao thông-Vận tải, Sở Nông nghiệp và PTNT, Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh.

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Nhà đầu tư quay lại lướt sóng bất động sản

Khảo sát của Viện nghiên cứu Kinh tế - Tài chính - Bất động sản Dat Xanh Services (DXS-FERI) cho thấy, tỷ lệ khách hàng mua để ở giảm từ 59,5% của năm 2023 xuống 44,9% trong năm 2024. Đáng chú ý, đã xuất hiện 10% khách hàng đầu tư lướt sóng trong năm 2024, so với chỉ 1,5% trong năm 2023.

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới

Khép lại một năm với sự phục hồi tích cực nhờ các bước tiến lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý, nhiều nhận định cho rằng năm 2024 là một năm bản lề, là nền tảng tạo động lực cho thị trường bất động sản Việt Nam sẵn sàng bước vào Kỷ nguyên mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.