BISUCO chây ỳ tiền mua mía

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tính đến thời điểm hiện tại, Công ty cổ phần Đường Bình Định (BISUCO) còn nợ tiền mía của nông dân khoảng 2 tỷ đồng.
Quang cảnh hoang tàn của nhà máy SX đường thuộc BISUCO hiện nay
Quang cảnh hoang tàn của nhà máy SX đường thuộc BISUCO hiện nay
Đây là khoản nợ dây dưa từ tháng 2-2018 đến nay. Trong khi đó, kho đường của BISUCO đã được “giải phóng” toàn bộ mà tiền không thấy đâu, nông dân bán mía cho BISUCO trong niên vụ 2017-2018 này như đang ngồi trên đống lửa!
Ông Nguyễn Hổ ở xã Tú Thủy (thị xã An Khê, Gia Lai), là đại lý chuyên cung ứng mía nguyên liệu cho BISUCO hàng chục năm nay. Tuy là người dân của vùng đất có Nhà máy Đường An Khê (thuộc Cty CP Đường Quảng Ngãi) đứng chân, nhưng ông Hổ chọn BISUCO để làm ăn bởi Cty này mua mía rất “dễ tính”, không tính đến phẩm chất, mía non mía già gì đều mua tất. Thậm chí, những hộ dân đang trồng mía có nhu cầu cải tạo đất để trồng cây trồng khác, chặt mía “non xèo” vẫn bán được. Do vậy, BISUCO thu hút được nhiều bạn hàng, thu mua được mía nguyên liệu để sản xuất. Tuy nhiên, mua mía xong BISUCO lại chây ì việc trả nợ khiến nông dân đặt câu hỏi: “Phải chăng BISUCO mua mía dễ dãi để thu được nhiều mía nguyên liệu, sản xuất ra đường bán, rồi cầm tiền đi làm việc khác mà không nghĩ đến việc trả nợ cho nông dân?”.
“Thời gian trước, mỗi niên vụ ép, tui thu mua của người trồng mía ở An Khê-Gia Lai cung ứng cho BISUCO khoảng 2.000 tấn mía nguyên liệu. Do mấy năm vừa qua BISUCO hoạt động èo uột, ngại quá, tui chỉ bán cầm chừng. Cả niên vụ 2017-2018 này tui chỉ bán cho BISUCO khoảng trên 300 triệu đồng tiền mía. Mua mía xong không thấy Công ty trả nợ, nhiều lần tui xuống đến Công ty “quậy tưng” mới nhận được 2 đợt tiền, tổng cộng khoảng hơn 200 triệu đồng. Số nợ còn lại khoảng 100 triệu không thấy Cty nói năng gì, hôm 18-6 tui tiếp tục xuống Công ty “quậy” tiếp thì được trả thêm 50 triệu, số nợ 50 triệu còn lại không hề được Công ty hứa hẹn đến bao giờ thì trả".
Một đại lý chuyên cung ứng mía nguyên liệu cho BISUCO ở huyện Kbang (Gia Lai), cũng đang ngậm đắng nuốt cay vì bán mía xong phải đi đòi nợ “mòn đàng chết cỏ” suốt mấy tháng nay mà vẫn còn bị BISUCO nợ 150 triệu đồng. Anh H., đại lý ở huyện Kbang, chia sẻ: “Vụ mía này tôi bán cho BISUCO bao nhiêu xe mía thì không nhớ hết, nhưng số tiền Công ty nợ tôi là gần 300 triệu đồng. Bán mía từ tháng 3-2018 đến nay mà Công ty không trả tôi đồng nào. Ngày 18-6 vừa qua, tôi đến Công ty tìm gặp lãnh đạo nhưng không gặp được ông nào, tuy hôm đó có “ông Balan” (tên đầy đủ là BalakRishnan Kumar), người được ủy quyền giải quyết mọi vấn đề của Công ty nhưng ông ấy lánh mặt. Nản quá, tui la ó tưng bừng phòng nghiệp vụ mới trả được 1 nửa tiền, còn lại 150 triệu không biết đến khi nào mới được trả”.
Theo anh H., sở dĩ trong niên vụ này người cung ứng mía cho BISUCO chịu cảnh nợ dài là để Công ty này có kinh phí khắc phục sự cố môi trường, để được UBND tỉnh Bình Định cho hoạt động trở lại lấy tiền trả nợ tiền mua mía. Vậy nhưng không thấy BISUCO khắc phục sự cố môi trường, dẫn đến tiếp tục bị đình chỉ hoạt động, tiền nợ của nông dân cũng không được BISUCO “đả động” tới. “Đã 3-4 tháng rồi chứ ít đâu, mỗi khi tôi hỏi nợ tiền mía Công ty cứ hẹn nay hẹn mai. Hôm xuống đòi nợ (18-6) tôi thấy trong sổ BISUCO còn nợ tiền mía đến 2 tỷ đồng, trong khi đó kho đường của Cty đã bán sạch sẽ nên chúng tôi mới lo mình lâm cảnh “tiền mất tật mang”. Số nợ còn lại 150 triệu, nếu BISUCO không thanh toán sòng phẳng tôi sẽ phải cầu cứu đến pháp luật giải quyết”, anh H. nói kiên quyết.
Kho đường của BISUCO đã được bán sạch
Kho đường của BISUCO đã được bán sạch
Ngày 16-5 vừa qua, mặc dù chưa khắc phục xong những tồn tại về môi trường như UBND tỉnh Bình Định yêu cầu, nhưng BISUCO vẫn phát đi thông báo bắt đầu hoạt động trở lại. Nghe thông tin này, nhiều nông dân tiếp tục bán mía cho BISUCO, sau đó lâm cảnh “mía đi tiền không về”. Nông dân tên Vinh ở TX An Khê (Gia Lai), than thở: “Hôm đó tui nhập cho BISUCO 1 xe mía, đến nay Công ty  vẫn còn nợ của tôi gần 20 triệu đồng. Tui mua gom mía của người dân trong địa phương, xuống đến Công ty để ký hợp đồng cung ứng mía, bỏ tiền ra thuê công thu hoạch, thuê xe chở mía nhập vào nhà máy, lời lãi chẳng là bao mà bị Công ty  treo nợ không hẹn ngày trả kiểu này thì hết vốn làm ăn”.
Vũ Đình Thung (Nông Nghiệp)

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.