Bình Định thống nhất chủ trương bồi thường cho người dân Lộ Diêu

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
Liên quan Khu liên hợp gang thép Long Sơn và cảng chuyên dùng tại thôn Lộ Diêu, xã Hoài Mỹ, thị xã Hoài Nhơn, ngày 24.6, UBND tỉnh Bình Định cho biết đã thống nhất chủ trương bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
Bờ biển Lộ Diêu. Ảnh: Xuân Nhàn

Bờ biển Lộ Diêu. Ảnh: Xuân Nhàn

Dân chưa thuận

Dự án do Công ty TNHH Long Sơn đăng ký thực hiện, quy mô 63.500 tỉ đồng, gồm khu liên hợp gang thép 468ha, công suất 5,4 triệu tấn/năm và cảng chuyên dùng 496,9ha, công suất 30 - 35 triệu tấn/năm, có khả năng tiếp nhận tàu 250.000 tấn.

Bình Định kỳ vọng siêu dự án sẽ thành động lực thúc đẩy công nghiệp, công nghiệp phụ trợ, dịch vụ, cảng biển... phát triển; trao cơ hội việc làm cho hơn 7.500 lao động; đóng góp ngân sách nhà nước 10.395 tỉ đồng/năm, cho tổng sản phẩm địa phương (GRDP) 20.524 tỉ đồng…

Phối cảnh dự án. Nguồn: Trung tâm Xúc tiến đầu tư Bình Định.

Phối cảnh dự án. Nguồn: Trung tâm Xúc tiến đầu tư Bình Định.

Ban đầu, dự án được chọn đặt tại Phù Mỹ. Tháng 7.2021, UBND tỉnh Bình Định gửi văn bản kiến nghị, sau đó được Bộ Giao thông Vận tải chấp thuận chủ trương bổ sung Cảng tổng hợp quốc tế Long Sơn tại Mỹ An, Phù Mỹ vào quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Nam Trung Bộ (nhóm 4).

Việc chuyển dự án ra địa danh lịch sử Lộ Diêu, trả lời báo chí, lãnh đạo Bình Định quả quyết, đây không phải hệ quả hợp tác bất thành với dân Mỹ An mà là do đề xuất từ nhà đầu tư, phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Hồi cuối tháng 5, bất chấp cam kết “không đánh đổi môi trường lấy phát triển kinh tế thuần túy” của lãnh đạo Bình Định, đông đảo cư dân Lộ Diêu đã biểu thị thái độ “không chọn thép”. Ám ảnh trong họ, không gì hơn là nỗi lo về “sự cố” môi trường. Lộ Diêu có 566 hộ dân; toàn bộ đều phải di dời khi dự án triển khai.

“Đảm bảo sinh kế, giữ nguyên ngành nghề”

Chính sách đền bù, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng bởi dự án Long Sơn đang được trưng cầu ý kiến cộng đồng để kịp bổ sung, hoàn thiện.

Ngoài quy định hiện hành của Nhà nước, chính sách áp dụng cho vùng dự án Long Sơn có phần “tăng thêm” từ tỉnh và nhà đầu tư. Cụ thể: Cơ quan quản lý sẽ xem xét giao thêm đất tái định cư cho từng hộ gia đình hoặc các cặp vợ chồng phát sinh. Hộ có diện tích đất vườn trong cùng thửa đất có nhà ở bị thu hồi từ 300m2 trở lên, sẽ được giao thêm từ 40 - 120m2 đất ở.

Trung tâm thôn Lộ Diêu. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Trung tâm thôn Lộ Diêu. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Bình Định cũng thông báo sẽ xây dựng khu tái định cư 46,8ha, quy hoạch theo hướng đô thị kiểu mẫu, hiện đại cho 575 hộ dân tại Bang Bang, Lộ Diêu. Các khu tái định canh Mỹ Khánh (12,79ha), Công Lương (2,41ha), Phú Xuân (20,56ha), Xuân Vinh (10,07ha)… đủ khả năng đáp ứng nhu cầu canh tác của người dân.

UBND tỉnh Bình Định cam kết “đảm bảo sinh kế và vẫn giữ ngành nghề như hiện nay cho người dân. Ai có nguyện vọng làm công nhân nhà máy, sẽ được ưu tiên tạo điều kiện chuyển đổi”.

Khi dự án triển khai, toàn bộ 566 hộ dân Lộ Diêu buộc phải di dời. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Khi dự án triển khai, toàn bộ 566 hộ dân Lộ Diêu buộc phải di dời. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Phần mình, Công ty Long Sơn xác nhận hỗ trợ tăng thêm giá trị bồi thường nhà cửa, công trình, vật kiến trúc, mồ mả bị ảnh hưởng. Giúp ổn định đời sống, chuyển đổi nghề, tạo việc làm, tái định canh. Hỗ trợ thêm 50% giá đất ở bồi thường, giải phóng mặt bằng của thửa đất đối với toàn bộ diện tích đất vườn bị thu hồi từ 500m2 trở lên. Hỗ trợ trong thời gian xây dựng, sửa chữa nhà ở, di chuyển tài sản. Thưởng đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng. Hỗ trợ xi măng khi xây nhà tại khu tái định cư…

Siêu dự án Long Sơn được kỳ vọng không chỉ làm thay đổi diện mạo Lộ Diêu mà với cả khu vực Bắc Bình Định. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Siêu dự án Long Sơn được kỳ vọng không chỉ làm thay đổi diện mạo Lộ Diêu mà với cả khu vực Bắc Bình Định. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Long Sơn đảm bảo ưu tiên tuyển dụng, đào tạo lao động địa phương làm việc ở khu liên hợp gang thép và cảng. Các ngành cơ khí, điện, tự động hóa, luyện kim, vận hành thiết bị cảng, lái xe, kế toán, quản trị, bảo vệ… được đào tạo nâng cao tay nghề ở nước ngoài 3 - 6 tháng cho người có trình độ cao đẳng trở lên, chi phí công ty chi trả; 12 - 24 tháng cho người có trình độ trung cấp trở xuống. Học viên các xã Hoài Mỹ, Hoài Hải được công ty hỗ trợ 2 triệu đồng/tháng, riêng thôn Lộ Diêu là 5 triệu đồng/tháng…

Có thể bạn quan tâm

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Tiềm năng phát triển kinh tế từ Quy hoạch tỉnh Đắk Nông

Quy hoạch tỉnh Đắk Nông thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1757/QĐ-TTg ngày 31.12.2023 thể hiện rõ quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu nhằm tạo vị thế, đưa Đắk Nông phát triển nhanh và bền vững, xứng tầm với các tỉnh trong khu vực và cả nước.

Thích ứng với sụt lún

Tp Hồ Chí Minh cần thích ứng với sụt lún

Những nghiên cứu về tình trạng sụt lún công bố gần đây cho thấy nguy cơ 'chìm dần' của TP.HCM không thể xem thường, đặc biệt là tốc độ lún nền đất cao gấp khoảng hai lần mực nước biển dâng (khoảng 1 cm/năm). Đáng lo ngại hơn, sụt lún chưa có dấu hiệu dừng lại.

Nhiều con hẻm trên địa bàn phường Ngô Mây được đổ bê tông xi măng tạo điều kiện cho người dân đi lại thuận lợi hơn. Ảnh: N.M

Phường Ngô Mây nỗ lực đạt chuẩn đô thị văn minh

(GLO)- Thực hiện Quyết định số 04/2022/QĐ-TTg ngày 18-2-2022 của Thủ tướng Chính phủ về quy định tiêu chí, trình tự, thủ tục xét công nhận đạt chuẩn đô thị văn minh và chỉ đạo của cấp trên, đến nay, phường Ngô Mây (thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai) đã đạt 6/9 tiêu chí, 49/52 tiêu chuẩn đô thị văn minh.