Bình Định: Kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 22-2, nhằm ngày Mùng 4 Tết Ất Mùi, tại Bảo tàng Quang Trung ở làng Kiên Mỹ, thị trấn Phú Phong, huyện Tây Sơn, trên quê hương người Anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ, Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ tỉnh Bình Định đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2015) và đón nhận bằng di tich quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Khu Đền thờ Tây Sơn tam kiệt.
Các đại biểu dâng hoa, dâng hương tại Bảo tảng Quang Trung. Ảnh: Nguyễn Xuân
Các đại biểu dâng hoa, dâng hương tại Bảo tảng Quang Trung. Ảnh: Nguyễn Xuân
Các đại biểu dâng lễ vật tại Điện thờ Tây Sơn tam kiệt. Ảnh: Nguyễn Xuân
Các đại biểu dâng lễ vật tại Điện thờ Tây Sơn tam kiệt. Ảnh: Nguyễn Xuân
Trước khi bước vào buổi lễ kỷ niệm 226 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (1789 - 2015) và đón nhận Bằng công nhận di tích quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử Khu Đền thờ Tây Sơn tam kiệt, các đại biểu đã thành kính dâng hoa, dâng hương tại khu Đàn tế trời đất ở núi Ấn, thôn Hòa Sơn, xã Bình Tường, huyện Tây Sơn và tại tượng đài Hoàng đế Quang Trung và Điện thờ Tây Sơn tam kiệt nhằm tưởng nhớ và tri ân công đức của Tây Sơn Tam kiệt và các Văn thần Võ tướng đã lập nên chiến công oai hùng đánh đuổi giặc ngoại xâm, thống nhất đất nước.
Đoàn đại biểu thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai dâng hoa tại Tượng đài Hoàng đế Quang Trung. Ảnh: Nguyễn Xuân
Đoàn đại biểu thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai dâng hoa tại Tượng đài Hoàng đế Quang Trung. Ảnh: Nguyễn Xuân
Diễn văn do đồng chí Hồ Quốc Dũng-Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đọc tại buổi lễ đã ôn lại truyền thống hào hùng cùng những chiến công hiển hách của phong trào nông dân Tây Sơn mà đỉnh cao là Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa cách đây vừa tròn 226 năm, vào ngày Mùng 5 Tết Kỷ Dậu 1789, đánh đuổi 29 vạn quân xâm lược Mãn Thanh, giải phóng đất nước, thu giang sơn về một mối. Phát huy truyền thống, tinh thần, khí phách Quang Trung - Nguyễn Huệ và phong trào Tây Sơn, tỉnh Bình Định đã và đang thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. 
Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái dâng hương tại Điện thờ Tây Sơn tam kiệt. Ảnh: Nguyễn Xuân
Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái dâng hương tại Điện thờ Tây Sơn tam kiệt. Ảnh: Nguyễn Xuân
Tại buổi lễ, thừa ủy nhiệm của Thủ tướng Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái,  đã trao Bằng công nhận di tich quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử khu Đền thờ Tây Sơn tam kiệt cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng.
Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái trao Bằng công nhận di tich quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử khu Đền thờ Tây Sơn tam kiệt cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng. Ảnh: Nguyễn Xuân
Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái trao Bằng công nhận di tich quốc gia đặc biệt Di tích lịch sử khu Đền thờ Tây Sơn tam kiệt cho Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng. Ảnh: Nguyễn Xuân
Cũng tại buổi lễ, Chủ tịch UBND huyện Tây Sơn Tạ Xuân Chánh đã bày tỏ niềm vinh dự, tự hào và nguyện phát huy tốt truyền thống quê hương người anh hùng áo vải cờ đào Quang Trung - Nguyễn Huệ. 
Khách tham quan Bảo tàng Quang Trung. Ảnh: Nguyễn Xuân
Khách tham quan Bảo tàng Quang Trung. Ảnh: Nguyễn Xuân
Dịp này, tại Bảo tàng Quang Trung còn tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT như: Chương trình nghệ thuật tổng hợp, biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên, biểu diễn võ thuật cổ truyền Tây Sơn, Hội bài chòi cổ dân gian, hát tuồng… phục vụ khách du Xuân. 
Nguyễn Xuân

Có thể bạn quan tâm

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

Thơ Hoàng Đăng Du: Nhớ làng

(GLO)- Làng quê với bao hình ảnh, âm thanh quen thuộc luôn khiến những người con tha hương bồi hồi, nhớ nhung khôn nguôi. Với tác giả Hoàng Đăng Du cũng vậy, bóng tre trưa hè, từng con ngõ, cánh đồng, dáng mẹ liêu xiêu vẫn luôn khiến ông thổn thức, nhớ thương.
Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bảo tàng Louvre chuẩn bị di dời Mona Lisa

Bức chân dung Mona Lisa có thể sẽ có một phòng riêng tại bảo tàng Louvre. Chủ tịch bảo tàng, bà Laurence des Cars, nói với đài truyền hình France Inter rằng quyết định này sẽ mang lại cho du khách, nhiều người trong số họ đến thăm Louvre chỉ vì Mona Lisa, một trải nghiệm tốt hơn.
Độc giả có quay lưng với sách?

Độc giả có quay lưng với sách?

(GLO)- 21.600 là tổng số lượt bạn đọc đến với sách tại các sự kiện hưởng ứng Ngày sách và Văn hóa đọc Việt Nam năm 2024 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Với một tỉnh miền núi, đây là con số đáng khích lệ, cho thấy kết quả của những nỗ lực quảng bá sách và văn hóa đọc của nhiều đơn vị, cấp ngành.

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

Gương mặt thơ: Nguyễn Bình Phương

(GLO)- Anh khởi đầu từ thơ, từ hồi chưa vào quân đội, rồi thành công về đường văn xuôi với những tiểu thuyết và truyện ngắn nổi tiếng, là một cây bút văn xuôi với rất nhiều thành tựu, những là “Một ví dụ xoàng”, “Mình và họ”, “Người đi vắng”, “Vào cõi”, “Ngồi”, “Những đứa trẻ chết già”...
Tiết mục Hồn chiêng Tây Nguyên (cụm Công đoàn số 1) đạt giải 3 thể loại múa tại hội diễn. Ảnh: Vũ Chi

Ayun Pa: Sôi nổi Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động

(GLO)- Hội diễn nghệ thuật quần chúng trong đoàn viên, người lao động thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) năm 2024 là hoạt động thường niên, tạo sân chơi bổ ích cho những người làm nghệ thuật không chuyên. Với sự chuẩn bị chu đáo, các cụm Công đoàn đã mang đến nhiều tiết mục đặc sắc, hấp dẫn.
Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

Chuyện người Jrai xã Gào bảo tồn cồng chiêng

(GLO)- Nhiều năm qua, nhiều hộ gia đình người Jrai ở xã Gào, TP. Pleiku đã tích cực gìn giữ các bộ cồng chiêng truyền thống của dân tộc mình. Từ việc làm này, đã góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa tại địa phương.
Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

Một thời sưu tầm văn nghệ dân gian

(GLO)- Tôi sinh hoạt cùng anh chị em văn nghệ sĩ ở Gia Lai-Kon Tum từ những năm cuối thập niên tám mươi của thế kỷ trước. Khi ấy, phong trào nghiên cứu, sưu tầm văn hóa dân gian (Folklore) đang rộ lên. Tôi tự cảm thấy đây là lĩnh vực cũng cần tìm hiểu và có trách nhiệm với nơi mình đang sống.
Phố núi mùa hoa

Phố núi mùa hoa

(GLO)- Đến với Pleiku vào những ngày đầu tháng 5, phố phường như khoác lên mình sự yêu kiều, dịu ngọt, không kém phần rực rỡ, nồng nàn của nhiều loài hoa đang cùng nhau khoe sắc.
Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

Lễ cúng rụng rốn của người Bahnar

(GLO)- Lễ cúng rụng rốn (Et tuh klok) là nghi lễ đầu tiên trong vòng đời của mỗi người Bahnar. Không chỉ là cúng tạ ơn, mong muốn các thần linh che chở, bảo vệ đứa trẻ khỏe mạnh, mà lễ cúng còn là sự xác nhận đứa bé chính thức trở thành thành viên trong gia đình, dòng tộc và cộng đồng.
 Âm thanh mùa hạ

Âm thanh mùa hạ

(GLO)- Quê tôi có cụm từ “nắng de (ve) kêu” để chỉ cái nắng gay gắt khi vào hè. Do vậy, buổi trưa khi mặt trời đứng bóng cũng là lúc dàn đồng ca của lũ ve sầu đinh tai nhức óc ở hàng cây mù u hai bên đường làng cất lên.