Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum tặng tỉnh Lai Châu 2.000 cây sâm Ngọc Linh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang tặng 2.000 cây sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi cho tỉnh Lai Châu để trồng, chăm sóc và có thể mở rộng diện tích, cấp cho dân trồng trong tương lai.

Ngày 7.11, Tỉnh ủy Kon Tum có buổi làm việc với đoàn công tác của UBND tỉnh Lai Châu. Sau buổi làm việc, ông Dương Văn Trang, Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum, tặng 2.000 cây sâm Ngọc Linh 1 năm tuổi cho tỉnh Lai Châu.

Ông Dương Văn Trang (bìa phải) trao 2.000 cây sâm Ngọc Linh cho đại diện UBND tỉnh Lai Châu
Ông Dương Văn Trang (bìa phải) trao 2.000 cây sâm Ngọc Linh cho đại diện UBND tỉnh Lai Châu

Bí thư Tỉnh ủy Kon Tum Dương Văn Trang mong rằng sâm Ngọc Linh sẽ được tỉnh Lai Châu trồng, chăm sóc, đảm bảo chất lượng tốt và mở rộng diện tích cấp cho dân trồng, phát triển trong tương lai.

Ông Nguyễn Quang Khải, Phó chánh Văn phòng Tỉnh ủy Lai Châu, cho biết tỉnh này có điều kiện tự nhiên khá tương đồng với tỉnh Kon Tum. Lai Châu có diện tích rừng hơn 440.000 ha, trong đó có hơn 40.000 ha rừng có độ cao 1.600 - 2.300 m so mặt nước biển, đây là điều kiện thuận lợi phát triển cây sâm. Tỉnh Lai Châu cũng có nghị quyết chuyên đề về phát triển sâm giai đoạn 2024 - 2030 và định hướng đến năm 2045 với mục tiêu phấn đấu phát triển 3.000 ha sâm.

Cũng theo ông Khải, tỉnh Lai Châu đã chỉ đạo Hiệp hội Sâm Lai Châu chuẩn bị đất để sẵn sàng trồng, chăm sóc 2.000 cây giống sâm Ngọc Linh ngay khi mang về địa phương. Diện tích sâm Ngọc Linh được trồng riêng và sẽ theo dõi nghiêm ngặt trong suốt quá trình sinh trưởng, nếu phù hợp sẽ được nhân rộng để cùng với sâm Lai Châu trở thành sản phẩm chủ lực của địa phương.

Kon Tum quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh rộng gần 32.000 ha tại 8 xã của 2 huyện Đăk Glei và Tu Mơ Rông, trong đó diện tích vùng lõi trồng sâm gần 17.000 ha. Đến nay Kon Tum đã phát triển được hơn 2.500 ha sâm Ngọc Linh.

Theo Đức Nhật (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

Dấu ấn di sản địa-văn hóa Tây Nguyên trong lòng đất

(GLO)- Di sản địa-văn hóa Tây Nguyên là tài sản vô giá của quốc gia, góp phần tạo nên sự đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc bảo tồn, phát huy giá trị nguồn tài nguyên di sản này đã trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách không những cho thế hệ hôm nay mà cả mai sau.

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Lên suối tóc "ngắm" vũ điệu bazan

Huyện Krông Búk là một trong 5 đơn vị hành chính hình thành sớm nhất của tỉnh, trong suốt chiều dài lịch sử với 3 tên gọi: Buôn Hồ (thời kháng chiến chống Pháp), H4 (thời kháng chiến chống Mỹ) và Krông Búk (khi đất nước thống nhất).

Xuân trên đỉnh đèo

Xuân trên đỉnh đèo

Măng Đen rực lên một màu hồng êm dịu từ muôn vạn cánh hoa bé nhỏ. Có khi chỉ là một cội mai anh đào già, cành tỏa rộng khuất sau hàng thông, có khi là cả một hàng mai anh đào non đang e ấp mở những cánh hoa bé nhỏ cạnh đường đi.