Bi kịch: Khi trọc phú cũng là một thứ đẳng cấp

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Những phòng khách với ngà voi, ghế gỗ nguyên khúc, chạm trổ rồng phượng như những cái ngai... Căn nhà “toàn gỗ quý” lên báo với ngôn từ của sự thán phục. Khúc gỗ 5.000 năm tuổi bày bán ngay tại Thủ đô…
 

Phải kể thêm nữa: Những cây nghiến cổ thụ trăm tuổi bị đốn hạ để lấy gỗ làm… thớt.

 

 Khúc gỗ 5.000 năm tuổi được... triển lãm ngay giữa Thủ đô, không khác gì cổ xuý cho tiêu dùng trưởng giả lấy tàn sát tự nhiên làm... đẳng cấp. Ảnh Thanh Nga/LĐO
Khúc gỗ 5.000 năm tuổi được... triển lãm ngay giữa Thủ đô, không khác gì cổ xuý cho tiêu dùng trưởng giả lấy tàn sát tự nhiên làm... đẳng cấp. Ảnh Thanh Nga/LĐO



Những cây sưa phải làm lồng sắt ngăn… lâm tặc, ngay giữa Thủ đô.

Và nữa, có đến 300 cái làng nghề gỗ.

Điểm chung của chúng là gì: Hãy nhìn về cơn đại hồng thuỷ miền Trung.

Hình ảnh bìa là một khúc gỗ cẩm lai 5.000 năm tuổi vừa xuất hiện tại một hội chợ đồ gỗ ngay giữa Thủ đô. Nó dài 5,48m, vành tròn 2 bên dài 7,2m. Có giá 16 tỉ đồng. Và được mang về từ châu Phi.

Nguồn gốc châu Phi không ai nghi ngờ cả. Bởi đơn giản, những cái cây to như thế đã tuyệt chủng ở Việt Nam.

Ít năm trước, tổ chức Forset Trends tổ chức khảo sát tại 5 làng nghề gỗ lớn nhất Việt Nam với kết quả không lấy gì làm "tự hào": Gỗ quý nhóm 1A được sử dụng khá phổ biến. Và dù nghị định 32 từ 2006 đã cấm tuyệt đối khai thác sử dụng, nhưng trong các làng nghề, không thiếu một loại nào từ trắc, gụ, hương, cẩm lai, ngọc nghiến… miễn là có tiền.

TS Tô Xuân Phúc năm đó cảnh báo: số lượng quần thể (gỗ nhóm 1A) còn rất ít trong tự nhiên, có nguy cơ tuyệt chủng cao.

Năm 2017, dư luận xôn xao khi kiểm lâm Hà Giang bắt một vụ “vận chuyển 2 cái thớt gỗ”. Năm ấy, nhiều người còn nhạo báng nhà chức trách vì chi tiết 2 cái thớt gỗ. Chúng ta quên mất rằng đằng sau 2 cái thớt gỗ ấy là hai cây nghiến to hàng chục, hàng trăm năm tuổi. Chúng ta quên rằng sau nó là nạn phá rừng, chỉ để lấy gỗ làm thớt bán sang Trung Quốc.

Đến giờ, chúng ta phải làm lồng sắt cho những cây gỗ sưa ngăn lâm tặc, ngay trên đường phố, ngay tại thủ đô.

Đó là một điển hình của bi kịch, như sự biến mất màu xanh trên bản đồ rừng.

Nhưng suy cho cùng bi kịch ấy, xuất phát từ những phòng khách với ngà voi, ghế gỗ nguyên khúc, chạm trổ rồng phượng như những cái ngai... xuất phát từ những căn nhà “toàn gỗ quý”, xuất phát từ thói quen dùng gỗ tự nhiên, nối tiếp những đẳng cấp “sập gụ, tủ chè”… như một cách “ăn của rừng” để khoe khoang đẳng cấp.

Muốn miền Trung, miền núi thôi lũ lụt, muốn gìn giữ rừng, có lẽ, ngay từ lúc này cần có một cuộc vận động, cần thay đổi nhận thức để ít nhất việc sử dụng gỗ tự nhiên thôi là một đẳng cấp.

Làm gì có thứ “đẳng cấp” nào dựa trên việc tàn sát tự nhiên, phá hoại môi sinh! Trừ phi trọc phú cũng là một thứ đẳng cấp.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/bi-kich-khi-troc-phu-cung-la-mot-thu-dang-cap-846460.ldo
 

Theo Anh Đào (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Hòa bình

Hòa bình

(GLO)- Tôi luôn muốn thốt lên câu ấy vì hòa bình là khát vọng muôn thuở, khát vọng ngàn đời của con người. Nó là mục tiêu, là ý chí, là giá trị vĩnh hằng mà con người hướng tới, mơ tới, nghĩ về và luôn luôn muốn nó là hiện thực.

Thành quả lịch sử

Thành quả lịch sử

Trước năm 1975 đúng 200 năm, vào năm 1775, sử gia Ngô Thì Sĩ (1726-1780) hoàn thành tác phẩm Việt Sử Tiêu Án, viết về lịch sử nước nhà từ thời thượng cổ Hồng Bàng đến giai đoạn Lê Lợi chiến thắng quân Minh.
Giữ hòa bình trường tồn

Giữ hòa bình trường tồn

Ngày chị Đặng Thùy Trâm còn dốc lòng cứu chữa thương binh, bệnh binh, người dân Phổ Cường (Đức Phổ, Quảng Ngãi) bị đau ốm, chị đã âm thầm viết hai quyển nhật ký. 35 năm sau khi chị Trâm hy sinh, hai quyển sổ ghi nhật ký của chị từ đất Mỹ đã trở về với đất Việt và người Việt.
Nhân lên niềm vui chiến thắng

Nhân lên niềm vui chiến thắng

(GLO)- Sau 49 năm giải phóng, Gia Lai đã vươn lên trở thành trung tâm của khu vực Bắc Tây Nguyên và vùng động lực của Tam giác phát triển Việt Nam-Lào-Campuchia. Tinh thần Chiến thắng 30-4 đã được kế thừa, phát huy và nhân lên bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

Nâng chất lao động ngành du lịch

Nâng chất lao động ngành du lịch

Người lao động làm trong ngành du lịch đến từ Philippines, Thái Lan, Indonesia, Singapore có mặt ở các khách sạn 4-5 sao tại Việt Nam đang khá nhiều. Điều này cho thấy, lao động ngành du lịch đang bị cạnh tranh việc làm ngay trên sân nhà.
Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Sao mãi để trẻ bị bạo hành?

Lại một vụ trẻ mầm non bị bạo hành, lại từ một lớp mầm non tư thục nhỏ lẻ; lại các cơ quan, ban ngành vào cuộc yêu cầu đình chỉ, xử lý nghiêm… Thế nhưng cái gốc để không tái diễn tình trạng này thì nói bao nhiêu năm vẫn vậy.
Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Làm sạch, đẹp không gian du lịch

Tình trạng ô nhiễm rác thải do thiếu ý thức sẽ tái diễn, không gian du lịch bị vấy bẩn bởi rác trên đường và "rác trong ý thức", làm ảnh hưởng ngành du lịch Việt Nam, đến hình ảnh đất nước, con người Việt Nam