Bệnh Whitmore và những vấn đề liên quan

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Bệnh Whitmore còn được gọi với tên khác là bệnh Melioidosis. Đây là một bệnh truyền nhiễm, có thể lây cho người và động vật. Bệnh Whitmore được phát hiện từ nhiều năm về trước, nhưng mới đây loại vi khuẩn này có sự phát triển mạnh mẽ, nếu không phát hiện, chẩn đoán đúng có thể gây tử vong cao, đặc biệt là ở những người mắc bệnh mãn tính. Bình Định nằm trong vùng dịch tễ của bệnh này, 2 năm qua đều xuất hiện bệnh.

Ông Trịnh Hồ Tình, Trưởng khoa Vi sinh, BVĐK tỉnh cho biết: Phương thức lây truyền của nó là lây truyền bệnh qua động vật cũng như cho con người. Hiện nay, vẫn chưa có những bằng chứng xác thực việc lây truyền bệnh từ động vật sang người hoặc từ người sang người.

Có 3 phương thức chính mà người bị lây bệnh do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei: Do tiếp xúc với đất, nước bị ô nhiễm, vi khuẩn xâm nhập qua da và niêm mạc ở các vết thương trầy xước, đi vào theo đường máu và các cơ quan nội tạng khác; qua đường hô hấp, nếu chúng ta hít phải không khí trong đó có các hạt lơ lửng của hơi nước hoặc các hạt bụi có chứa loại vi khuẩn này, sẽ xâm nhập vào phổi, nó sẽ phát triển và gây bệnh cho con người; qua đường ăn uống, nếu ăn những thức ăn chưa được nấu chín, uống nước chưa đun sôi có vi khuẩn Burkholderia pseudomallei.

Để chủ động phòng bệnh Whitmore, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) khuyến cáo người dân thực hiện các biện pháp: Hạn chế tiếp xúc với đất hoặc nước bùn, đặc biệt là những nơi bị ô nhiễm nặng; sử dụng giày, dép và găng tay đối với những người thường xuyên làm việc ngoài trời, tiếp xúc với đất và nước bẩn, đặc biệt đối với những người có nguy cơ cao. Khi có vết thương hở, vết loét hoặc vết bỏng cần tránh tiếp xúc với đất hoặc nước có khả năng bị ô nhiễm. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc thì sử dụng băng chống thấm và cần được rửa sạch đảm bảo vệ sinh. Những người có bệnh mạn tính như tiểu đường, suy giảm miễm dịch cần được chăm sóc, bảo vệ các tổn thương để ngăn ngừa nhiễm khuẩn; khi nghi ngờ nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để được tư vấn. Hiện nay bệnh Whitmore chưa có vắc xin phòng bệnh.

THÙY VY (Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh)

Có thể bạn quan tâm

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

Gia tăng người trẻ phải chạy thận nhân tạo

(GLO)- Phòng Thận nhân tạo-Khoa Hồi sức tích cực chống độc (Bệnh viện Đa khoa Gia Lai) hiện có khoảng 200 bệnh nhân đang chạy thận nhân tạo định kỳ. Đáng chú ý, trong số này, gần 40% là người dưới 35 tuổi-một con số khiến các bác sĩ lo ngại về tình trạng gia tăng bệnh thận ở người trẻ.

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

4 điều cần biết để chăm sóc thận cho đúng

Nhiều người thường ngày không để ý đến sức khỏe thận và chỉ bắt đầu quan tâm khi thận phát tín hiệu báo động. Đó là lúc thận xuất hiện triệu chứng do những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như sỏi thận, suy thận.

null