Bắt khẩn cấp 3 thanh niên cho vay nặng lãi 208%/tháng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Ngày 26-3, Đội Cảnh sát điều tra tội phạm (CSĐTTP) về Kinh tế Công an TP. Đà Lạt (Lâm Đồng) cho biết đã bắt khẩn cấp 3 thanh niên để điều tra về hành vi cho vay nặng lãi tại phường 6.

 

 Thanh, Tú, Bình (từ trái qua) khai báo hành vi cho vay nặng lãi với Công an Đà Lạt - Ảnh: M.V
Thanh, Tú, Bình (từ trái qua) khai báo hành vi cho vay nặng lãi với Công an Đà Lạt - Ảnh: M.V



3 thanh niên gồm Lê Thanh (26 tuổi), Hoàng Xuân Tú (28 tuổi), Nguyễn Thanh Bình (39 tuổi). Cả ba đều đăng ký thường trú tại huyện Hồng Bàng (Hải Phòng) và tạm trú tại đường Ngô Quyền (P.6, TP. Đà Lạt).

Tại cơ quan điều tra, 3 thanh niên khai từ năm 2017 đến nay, Lê Thanh cho vay tiền có thu lãi trên địa bàn Đà Lạt. Lãi suất cho vay dao động từ 15% tới 208%/tháng cho mỗi khoản vay.

Vào tháng 10-2019, Bình và Tú từ Hải Phòng vào Đà Lạt tìm gặp Thanh để nhờ Thanh tìm việc làm. Thanh sau đó rủ Bình và Tú tham gia cùng cho vay tiền lấy lãi và trả công 6 triệu đồng/tháng cho Bình và Tú. Đến tháng 12-2019, Bình có góp vốn 55 triệu đồng để cùng Thanh và Tú tiếp tục  cho vay.

Theo điều tra, toàn bộ số tiền vốn cho vay và tiền lãi thu được đều do Thanh quản lý thông qua phần mềm trên máy tính cá nhân của Thanh.

Cách làm của nhóm này là khi có khách gọi điện hỏi vay tiền, họ hẹn gặp khách để tìm hiểu các thông tin cá nhân như: Nghề nghiệp, địa chỉ nhà, công việc, gia đình, giữ các giấy tờ tùy thân của người vay như: CMND, sổ hộ khẩu, bằng lái xe... mục đích là để xác định mức tiền cho vay đối với người vay.

Sau khi thống nhất mức tiền cho vay và hình thức, mức trả gốc, lãi, Bình và Tú sẽ báo để Thanh chi tiền cho vay.

Qua đối chất giữa 3 người này với 6 người vay tiền, Đội CSĐTTP về Kinh tế Công an Đà Lạt xác định Thanh, Bình và Tú đã cho vay với 46 người, tổng số tiền cho vay là 590 triệu đồng (với lãi suất cho vay 15% - 208%/tháng/khoản vay).

 

Theo M.VINH  (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Xa dần tiếng trống hơ gơr

Xa dần tiếng trống hơ gơr

(GLO)- Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trống là vật thiêng, có Yàng trống bảo hộ, có giá trị cao nên cất giữ nơi trang trọng và được đem ra dùng trong những dịp lễ hội lớn của buôn làng hoặc gia đình. Ngày nay, các buôn làng ở Tây Nguyên dường như xa dần tiếng trống hơ gơr.

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Con đường huyền thoại và xa lộ hôm nay

Nửa thế kỷ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đường Trường Sơn – đường mòn Hồ Chí Minh đã đi vào lịch sử như một huyền thoại, có ý nghĩa trong đấu tranh giải phóng dân tộc và công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay.