Bất động sản du lịch "hồi sinh": Còn nhiều vướng mắc pháp lý cần tháo gỡ

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Giới chuyên gia nhận định, dù đã có khung pháp lý cơ bản nhưng chính sách, pháp luật về kinh doanh bất động sản (BĐS) du lịch vẫn chưa đầy đủ, chưa theo kịp thực tiễn. Điều này khiến công tác quản lý ở các địa phương gặp nhiều lúng túng, tạo điểm nghẽn cho thị trường.
Bất động sản du lịch hồi sinh sau thời gian dài "ngủ đông"
Ông Nguyễn Văn Đính, Phó Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định, sau thời gian ngưng trệ hoạt động vì đại dịch, nhiều địa phương rất khao khát mở cửa, phục vụ du khách.
Với lực đẩy từ gói hỗ trợ kích thích kinh tế, phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng chắc chắn sẽ như chiếc lò xo bị nén, bật mạnh sau nhiều năm “ngủ đông”.
Đặc biệt, nếu so về giá thì bất động sản nghỉ dưỡng tại các dự án chưa tăng quá nhiều so với chung cư, đất vùng ven trong 2 năm qua. Đó là lý do để phân khúc này thu hút nhà đầu tư trở lại.

Nhiều dự án bất động sản du lịch có dấu hiệu khởi sắc. Ảnh minh họa: Phan Anh
Nhiều dự án bất động sản du lịch có dấu hiệu khởi sắc. Ảnh minh họa: Phan Anh
Số liệu từ báo cáo thị trường bất động sản mới đây của DKRA Việt Nam cho thấy, trong tháng 4.2022 tỷ lệ tiêu thụ đang có sự khởi sắc.
DKRA cho biết: "Phân khúc nhà phố/shophouse nghỉ dưỡng nguồn cung đạt 1.075 căn, tăng 72% so với tháng 4.2021, tỷ lệ tiêu thụ đạt 58%, chiếm 626 căn.
Tiềm năng phát triển cùng tính thanh khoản cao của loại hình này cũng như sự phục hồi kinh tế và du lịch đã góp phần giúp tỷ lệ tiêu thụ nguồn cung mới đạt kết quả khả quan, đạt 58% trong  tháng 4.2022.
Trong đó, 39% số lượng giao dịch đến từ các dự án ở khu vực phía Nam chủ yếu tại Phú Quốc, chiếm 95% lượng giao dịch toàn khu vực. Một số dự án có tỷ lệ tăng đơn giá bán sơ cấp trung bình khá cao so với tháng trước, từ 15% - 23%.
Tuy nhiên, chủ đầu tư vẫn đưa ra nhiều chương trình bán hàng ưu đãi như chiết khấu cho khách hàng mua sản phẩm, các gói quà tặng nội thất trừ vào tổng giá bán, hỗ trợ lãi suất, ân hạn nợ gốc,... để thu hút và hỗ trợ khách hàng”.
Loạt dự án vướng mắc vì pháp lý
PGS-TS Nguyễn Thị Nga, Trưởng bộ môn Luật đất đai và kinh doanh BĐS ĐH Luật Hà Nội nhận định, sự bùng nổ, phát triển nhanh chóng của hàng loạt dự án BĐS du lịch thời gian qua đã để lại những hệ lụy cho thị trường BĐS du lịch.
Trong khi đó, pháp luật điều chỉnh đối với thị trường cũng bộc lộ nhiều khoảng trống. Nhiều vấn đề nổi cộm, ảnh hưởng xấu tới môi trường đầu tư chưa được giải quyết dứt điểm, đang bị bỏ ngỏ, làm mất niềm tin của khách hàng, sự an toàn của các chủ thể tham gia thị trường không được đảm bảo.

Bất động sản du lịch đang nhận được sự quan tâm lớn sau khi Việt Nam mở cửa cho du khách quốc tế. Trong ảnh là Dự án MerryLand ở Bán đảo Hải Giang (Quy Nhơn). Ảnh: Đức Mạnh
Bất động sản du lịch đang nhận được sự quan tâm lớn sau khi Việt Nam mở cửa cho du khách quốc tế. Trong ảnh là Dự án MerryLand ở Bán đảo Hải Giang (Quy Nhơn). Ảnh: Đức Mạnh
Số liệu thống kê của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) về thị trường bất động sản du lịch cho thấy, đến tháng 9.2021, có 239 dự án liên quan bất động sản du lịch.
Các dự án này nằm tại 15 địa phương như Đà Nẵng, Quảng Nam, Quy Nhơn (Bình Định), Phú Yên, Nha Trang và Cam Ranh (Khánh Hoà), Hòa Bình, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Quảng Bình, Huế, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu, Phú Quốc (Kiên Giang).
Trong đó, căn hộ du lịch (condotel) là hơn 114.097, ước tính giá trị 297.128 tỉ đồng; 24.399 villa, ước tính giá trị 243.990 tỉ đồng; 30.899 shophouse, ước tính giá trị 154.245 tỉ đồng. Tổng số 3 sản phẩm này là gần 170.000 căn với tổng giá trị khoảng 681.886 tỉ đồng, tương đương 30 tỉ USD.
Tại Hội thảo "Thị trường bất động sản du lịch Việt Nam - Những nút thắt pháp lý, thực tiễn và giải pháp tháo gỡ", TS. Cấn Văn Lực - chuyên gia kinh tế, thành viên HĐTV Chính sách Tài chính – Tiền tệ Quốc gia, cho rằng bất động sản du lịch đang chịu sự quản lý của khá nhiều luật chuyên ngành nhưng có 5 "cái chưa", gây thách thức đối với loại hình bất động sản này:
Đó là chưa được định danh; chưa nằm trong quy hoạch phát triển du lịch; chưa được cấp giấy chứng nhận sở hữu (sổ đỏ, sổ hồng..); chưa theo kịp nhu cầu và năng lực cạnh tranh quốc tế; chưa đồng bộ, thiếu nhất quán, phù hợp với đặc trưng riêng của loại hình này...
Theo Phùng Nhung (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

Dịch vụ lái xe hộ: An toàn, thiết thực

(GLO)- Với phương châm “Bạn uống, tôi lái”, dịch vụ lái xe hộ chuyên nghiệp là giải pháp được nhiều khách hàng lựa chọn sau khi đã sử dụng rượu bia hoặc có nhu cầu đi công tác, du lịch xa để bảo đảm cả người và phương tiện đều an toàn.

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Thí điểm cho các loại đất được làm nhà ở thương mại là rất cần thiết

Ngày 23.11 Hiệp hội Bất động sản TP.HCM đã có văn bản hỏa tốc gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội Thủ tướng Chính phủ Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất hoặc đang có quyền sử dụng đất