Bất chấp Israel phản đối, Armenia công nhận nhà nước Palestine

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Bộ Ngoại giao Armenia ngày 21/6 cho biết nước này đã chính thức công nhận Nhà nước Palestine. Động thái được cho là bất chấp sự phản đối của Israel.
Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: AFP

Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan. Ảnh: AFP

Tuyên bố của Bộ Ngoại giao Armenia nêu rõ: "Trên các diễn đàn quốc tế, chúng tôi luôn ủng hộ giải pháp hòa bình và toàn diện vấn đề Palestine và ủng hộ nguyên tắc hai nhà nước trong việc giải quyết cuộc xung đột Israel - Palestine". Tuyên bố khẳng định "đây là con đường duy nhất đảm bảo người Palestine và người Israel có thể thực hiện khát vọng chính đáng của mình".

Ông Hussein Al-Sheikh, quan chức cấp cao của chính quyền Palestine, đã hoan nghênh động thái trên. Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Israel đã triệu Đại sứ Armenia tại Israel để phản đối quyết định này. Cho đến nay, hơn 140 nước, tương đương hơn 2/3 số thành viên Liên hợp quốc (LHQ) đã công nhận Nhà nước Palestine. Ngày 3/6, hơn 20 chuyên gia Liên hợp quốc và các báo cáo viên đặc biệt kêu gọi tất cả các nước công nhận Nhà nước Palestine.

Cùng ngày, Bộ Ngoại giao Israel thông báo đã triệu Đại sứ Armenia tại Israel để phản đối tuyên bố của Yerevan. Bộ Ngoại giao Israel nêu rõ: “Sau khi Armenia công nhận nhà nước Palestine, Bộ Ngoại giao đã triệu Đại sứ Armenia tại Israel tới để chỉ trích cực lực”.

Armenia vốn là thành viên Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (CSTO), liên minh quân sự do Nga đứng đầu, thành lập năm 1992, gồm: Nga, Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan và Tajikistan, nhưng gần đây Thủ tướng nước này tuyên bố rút khỏi CSTO.

Lên án Israel tấn công gây cảnh đau thương đổ máu ở Dải Gaza, ủng hộ chính quyền Palestine bằng cách công nhận nhà nước của dân tộc này, trong khi quan hệ giữa Nga và Armenia, đồng minh thân cận của Moskva, trở nên căng thẳng sau khi Azerbaijan mở chiến dịch "chống khủng bố" tấn công phe ly khai thân Armenia tại Nagorno - Karabakh hồi tháng 9/2023.

Chiến dịch của Azerbaijan đã khiến hơn 100.000 người gốc Armenia tại Nagorno - Karabakh phải sơ tán về nước, sau khi phe ly khai chấp nhận đầu hàng.

Có thể bạn quan tâm

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Trần Minh Sơn trao tặng phần quà của Tỉnh ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh cho người dân, cán bộ thôn Hà Ra, xã Đăk Djrăng, huyện Mang Yang. Ảnh: N.N

Tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

(GLO)- Phát huy truyền thống 94 năm Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam-MTTQ Việt Nam (18/11/1930-18/11/2024), Mặt trận các cấp trong tỉnh Gia Lai đã thể hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc.

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

Từ kỳ vọng của cử tri đến trách nhiệm đại biểu dân cử - Kỳ cuối: Cần những quyết sách đúng đắn, kịp thời

(GLO)- Những năm gần đây, Trung ương và các cấp chính quyền của tỉnh đã quan tâm đầu tư nhiều công trình, dự án chống sạt lở bờ sông, suối. Tuy nhiên, do nguồn ngân sách có hạn nên chưa thể đầu tư rộng khắp, tình trạng sạt lở bờ sông, suối ở một số nơi vẫn xảy ra.

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

An Khê thắt chặt tình đoàn kết ở khu dân cư

(GLO)- Những ngày qua, không khí rộn ràng của Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc lại lan tỏa khắp các khu dân cư trên địa bàn thị xã An Khê. Ngày hội là dịp để chính quyền địa phương triển khai các công trình ý nghĩa, thắt chặt tình đoàn kết và chung sức xây dựng khu dân cư ngày càng giàu đẹp.

Ông Nguyễn Mạnh Tuân (bìa phải)-Bí thư Chi bộ làng Khôn trao đổi về công tác chuẩn bị đại hội chi bộ với lãnh đạo Đảng ủy xã Ia Mơ. Ảnh: P.D

Làng Khôn gặp khó về công tác cán bộ

(GLO)- Theo kế hoạch, đầu năm 2025, làng Khôn (xã Ia Mơ, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai) sẽ tiến hành bầu trưởng thôn và tổ chức Đại hội Chi bộ lần thứ I, nhiệm kỳ 2025-2027. Tuy nhiên, làng Khôn vẫn còn khó khăn trong công tác cán bộ và phát triển đảng viên.