Bắp không hạt, dân lãnh đủ!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Gần đây đã liên tục xảy ra hiện tượng bắp không có hạt, bắp ra chùm, nghẹn cờ, bắp không phát triển… làm hàng trăm hộ nông dân ở các xã Đông, Lơ Ku (huyện Kbang) và xã Đak Pơ Pho, Yang Trung (huyện Kông Chro) trắng tay. Nguyên nhân là do người dân sử dụng giống bắp NK67, NK7328 là sản phẩm của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất), do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

 

Trồng bắp thu cùi
 

Bắp không hạt. Ảnh: L.N
Bắp không hạt. Ảnh: Lê Nam

Mới đây nhất, vào trung tuần tháng 10-2013, có 13 hộ nông dân xã Yang Trung (huyện Kông Chro) báo cáo lên chính quyền địa phương và cơ quan chuyên môn của huyện là có hơn 20 ha bắp giống NK67 và NK7328 thưa hạt và không hạt, thiệt hại 20%-60%. Đây là 2 giống bắp của Công ty TNHH Syngenta Việt Nam (đơn vị sản xuất) và do Công ty Bảo vệ Thực vật An Giang phân phối.

Trước đó, bắp vụ 1 của huyện Kông Chro cũng đã có 81 hộ dân của xã Đak Pơ Pho bị thiệt hại hơn 154 ha (63 hộ trồng giống NK67, 18 hộ trồng giống NK 7328); thị trấn Kông Chro có 2 hộ với diện tích 2,2 ha; xã Yang Trung có 6 hộ bị thiệt hại với diện tích 8,8 ha, cũng xảy ra hiện tượng trên. Ngoài ra, trong vụ 1 năm 2013, tại xã Đông (huyện Kbang) có 95 hộ dân cũng bị thiệt hại nặng khi gần 70 ha bắp đến thời kỳ ra trái thì nghẹn cờ, trái không phát triển, khô lá và chết cây, bị mất trắng và giảm năng suất khi trồng giống bắp NK67.

Còn tại xã Lơ Ku (huyện Kbang) có 42 hộ bị thiệt hại khi trồng giống bắp NK66, NK67 với tổng diện tích hơn 17 ha. Tất cả những diện tích bắp trên qua quan sát bên ngoài cho thấy bắp phát triển bình thường, cây to, cao khoảng 2 mét nhưng bên trong không có hạt hoặc chỉ lưa thưa vài hạt, trái bắp chỉ bằng ngón tay đã bị thối đen, bắp ra thành chùm, mọc mầm trong bắp... Thậm chí, nhiều cây còn không ra nổi trái đối với các giống NK66, NK67, NK7328.

Ông Huỳnh Quốc Bảo, ở thôn 7 (xã Đông, huyện Kbang) bức xúc cho biết: Gia đình trồng 2 ha bắp ở khu vực Tây sông Ba bằng loại giống NK67. Xuống giống xong thấy bắp lên đều và thời tiết thuận lợi nên gia đình tập trung chăm sóc kỹ hơn các năm trước. Bắp phát triển rất tốt, cây mập mạp và cao quá đầu người nhưng đến giai đoạn trổ cờ thì bị nghẹn cờ, bắp ra quả nhỏ, không phát triển và cây bị khô héo dần. Chỉ tiền cày, giống, phân bón gia đình đã bỏ gần 15 triệu đồng, chưa kể công lao động.

Tình trạng “trồng bắp thu cùi” không chỉ xảy ra ở gia đình ông Bảo mà với hàng trăm hộ dân khác; họ khóc dở, mếu dở khi lỡ gieo trồng giống bắp NK66, NK67, NK7328.

Cơ quan chức năng, nhà sản xuất và nhà phân phối nói gì?

Bắp không hạt đã làm nông dân huyện Kbang và Kông Chro thiệt hại hàng tỷ đồng. Nhiều hộ lâm vào cảnh nợ nần khi ký nợ tại các đại lý để lấy phân, giống đầu tư. Có hộ kinh tế gia đình chỉ dựa vào 1, 2 ha bắp nhưng giờ trắng tay. Thế nhưng trách nhiệm của đơn vị phân phối giống và nhà sản xuất giống thì như thế nào?   

Phía Công ty phân phối và nhà sản xuất cho rằng nguyên nhân không phải do chất lượng giống. Những diện tích bắp không hạt tại xã Đak Pơ Pho (huyện Kông Chro) nhà sản xuất đưa ra lý do: thời tiết không thuận lợi, khâu chăm sóc và bón phân không cân đối dẫn đến hiện tượng trên. Còn với trường hợp ở xã Đông (huyện Kbang), phía Công ty cho rằng nguyên nhân không phải do giống bắp mà là do mầm bệnh trong đất.

Đối với người dân, bà con cho rằng kinh nghiệm hàng chục năm làm nông nghiệp và trồng bắp, chưa bao giờ xảy ra hiện tượng trên. Tại thời điểm chỉ xảy ra hiện tượng bắp không hạt do giống NK66, NK67, NK7328 thì tất cả các giống bắp khác cùng thời điểm, cùng khu vực vẫn phát triển bình thường. Do đó, nông dân khẳng định nguyên nhân là do giống bắp không đảm bảo.

Còn với chính quyền địa phương đã cho kiểm tra nắm tình hình thực tế đã kết luận: Các giống bắp khác trồng liền kề, xen kẽ với diện tích giống bắp lai NK67 (trồng cùng thời điểm và có chế độ chăm sóc như nhau) vẫn sinh trưởng phát triển tốt, cho năng suất cao. Do đó, đề nghị Công ty sản xuất và phân phối cần chia sẻ với nông dân rủi ro và sớm thực hiện hỗ trợ cho nông dân.

Tuy nhiên, với mỗi địa phương bị thiệt hại, phía Công ty lại có những cách “hỗ trợ” khác nhau và chưa thỏa đáng. Cụ thể, tại xã Lơ Ku (huyện Kbang), mỗi ha bắp bị thiệt hại chỉ nhận được 12 kg giống. Tại xã Đông (huyện Kbang) mức hỗ trợ đối với thiệt hại trên 70% được nhận 3 triệu đồng và 16 kg giống, thiệt hại dưới 70% được nhận 2 triệu đồng và 12 kg giống. Song người dân không dám nhận giống mà yêu cầu Công ty quy đổi ra thành tiền. Tại xã Đak Pơ Pho (huyện Kông Chro), Công ty hỗ trợ 50% giá trị thiệt hại với tổng số tiền hơn 264 triệu đồng cho 38 hộ. Tại xã Yang Trung (huyện Kông Chro), Công ty hỗ trợ 800 ngàn đồng/ha nhưng các hộ không thống nhất nên việc đền bù vẫn chưa giải quyết được. Khi thiệt hại bắp vụ 1 của người dân xã Yang Trung chưa giải quyết được thì vụ 2 trên địa bàn xã lại tiếp tục xảy ra hiện tượng bắp không hạt!?

Tình hình cho thấy chính quyền và các cơ quan chức năng phải nhanh chóng vào cuộc kiểm tra lại chất lượng giống bắp của nhà sản xuất và phân phối, khuyến cáo với người dân thận trong hơn khi sử dụng tránh lặp lại thiệt hại khi gieo trồng.

Lê Nam

Có thể bạn quan tâm

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Dự án trụ sở HĐND-UBND TP. Pleiku đang được đơn vị thi công gấp rút hoàn thành các hạng mục còn lại. Ảnh: Q.T

Pleiku tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công

(GLO)- Ủy ban nhân dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) đang tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị và các xã, phường quyết liệt triển khai các giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công, giải ngân vốn các công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn. Thành phố quyết tâm đạt tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công trên 95% theo kế hoạch.

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

Chư Pưh: Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư

(GLO)- Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, huyện Chư Pưh luôn là điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, tại Hội nghị Liên kết, kêu gọi đầu tư và kết nối tiêu thụ sản phẩm huyện năm 2024 vừa được tổ chức, hàng loạt dự án trên các lĩnh vực được UBND huyện và các nhà đầu tư ký kết biên bản hợp tác.

Nhà máy chế biến nông sản Olam của Chi nhánh Công ty TNHH Olam Việt Nam tại Gia Lai. Ảnh: H.D

Gia Lai đa dạng hình thức thu hút đầu tư FDI

(GLO)- Gia Lai đang đa dạng hóa các hình thức thu hút đầu tư, trong đó có các dự án đầu tư nước ngoài (FDI). Đây là cơ sở để các dự án FDI trên địa bàn tỉnh sẽ tăng cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

Sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm của HTX Nông nghiệp và Dịch vụ Nam Yang. ở xã Nam Yang, huyện Đak Đoa. *Ảnh: Hoàng Cư

Gia Lai có 3 sản phẩm được trao giải thưởng Mai An Tiêm

(GLO)- Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam Cao Xuân Thu Vân mới ký quyết định công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất. Toàn quốc có 100 sản phẩm thì Gia Lai có 3 sản phẩm được công nhận danh hiệu sản phẩm tiêu biểu của Hợp tác xã năm 2024 và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.