Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản triều Nguyễn

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Đề án “Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
 

Triển lãm văn bản hành chính Nhà nước nhìn từ Châu bản triều Nguyễn tại Thừa Thiên-Huế.
Triển lãm văn bản hành chính Nhà nước nhìn từ Châu bản triều Nguyễn tại Thừa Thiên-Huế.

Đề án nhằm bảo quản an toàn tài liệu Châu bản triều Nguyễn, hạn chế sự hư hỏng của tài liệu nhằm gìn giữ tài liệu lâu dài; phát huy giá trị khối tài liệu Châu bản triều Nguyễn thông qua việc đổi mới và mở rộng các hình thức quảng bá, tuyên truyền nhằm giới thiệu cho công chúng trong và ngoài nước tiếp cận, hiểu được giá trị nội dung, ý nghĩa của tài liệu Châu bản triều Nguyễn; phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam; góp phần giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam cho thế hệ trẻ thông qua khối Di sản tư liệu thế giới quý hiếm này.

Giai đoạn I của Đề án từ năm 2016-2020 tổ chức thực hiện công tác bảo quản tài liệu Châu bản triều Nguyễn.

Cụ thể, tu bổ các tài liệu bị hư hỏng; xử lý tài liệu Châu bản bị hư hỏng nặng; ghi phim bảo hiểm tài liệu; bổ sung trang thiết bị bảo quản tài liệu.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện công tác phát huy giá trị tài liệu Châu bản triều Nguyễn như biên soạn, xuất bản các ấn phẩm giới thiệu tài liệu; trưng bày, triển lãm ở trong nước và nước ngoài; làm phiên bản; xây dựng các bộ phim tài liệu; hội thảo chuyên đề; làm các sản phẩm quà tặng quảng bá tài liệu.

Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, khai thác tài liệu Châu bản: Xử lý 64 cuộn microfilm do Mỹ thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX để bổ sung cho những tập Châu bản gốc bị thiếu; số hóa tài liệu Châu bản; bổ sung, hoàn thiện Mục lục hồ sơ tài liệu Châu bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh để phục vụ công tác quản lý, tra tìm và khai thác sử dụng.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật cho những người làm trực tiếp công tác bảo quản và phát huy giá trị tài liệu; hợp tác, trao đổi với các nước, các tổ chức quốc tế về bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản.

Giai đoạn II của Đề án từ năm 2021-2025 hoàn thiện cơ sở dữ liệu, nâng cấp phần mềm quản lý và khai thác tài liệu Châu bản; mở rộng trang thông tin điện tử giới thiệu tài liệu Châu bản bằng tiếng Trung, tiếng Pháp; tiếp tục thực hiện trưng bày, triển lãm tài liệu; làm phiên bản; xây dựng các bộ phim tài liệu; hội thảo chuyên đề; làm các sản phẩm quà tặng quảng bá tài liệu Châu bản triều Nguyễn; giới thiệu tài liệu Châu bản triều Nguyễn vào các trường học; hợp tác trao đổi với các nước, các tổ chức quốc tế về quảng bá, phát huy giá trị di sản tư liệu thế giới; tiếp tục đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp thực hiện Đề án.

Theo TTXVN

Có thể bạn quan tâm

Tiến sĩ Lưu Hồng Sơn bên một bức tranh của họa sĩ Xu Man tại Bảo tàng tỉnh. Ảnh: P.D

Tranh Xu Man: Di sản tìm về

(GLO)- Từ chỗ chỉ sở hữu số lượng tác phẩm rất ít ỏi của họa sĩ Xu Man, hiện nay, Bảo tàng tỉnh Gia Lai đang có một bộ sưu tập dày dặn với tổng cộng 52 bức của người họa sĩ tài danh, nhiều nhất trong hệ thống bảo tàng cả nước.

Hình dung

Thơ Nguyễn Ngọc Hưng: Hình dung

(GLO)- Bài thơ "Hình dung" của Nguyễn Ngọc Hưng là một tác phẩm đẹp, đậm chất mộng mơ và lãng mạn. Nó thể hiện một tình yêu vĩnh cửu, dường như không thể chạm vào, nhưng vẫn mãnh liệt và đầy khắc khoải...

Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

Thơ Từ Dạ Linh: Tặng em nỗi nhớ ngược chiều

(GLO)- "Tặng em nỗi nhớ ngược chiều" của Từ Dạ Linh mang vẻ đẹp mộc mạc, đầy hoài niệm về tuổi thơ, về những khoảnh khắc hồn nhiên mà người ta thường dễ dàng quên đi. Ẩn chứa trong đó cũng là nỗi nhớ, sự lưu luyến về tình yêu đầu đời với những xúc cảm tinh khôi, thuần khiết...

Ảnh minh họa. Nguồn : Internet

Niềm vui đọc sách

(GLO)- Từ lâu, đọc sách đã là một hoạt động được ưa thích của nhiều người, được khích lệ ở nhiều nơi vì những lợi ích mà nó mang lại. Tôi vẫn giữ thói quen đọc đều đặn mỗi ngày. Điều đó vừa cần thiết cho công việc, vừa là cách để tôi giải trí và tìm hiểu về thế giới xung quanh.

“Mùa xuân của mẹ”

“Mùa xuân của mẹ”

(GLO)- Đầu năm nay, tác giả Lê Thị Kim Sơn-Hội viên Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Gia Lai ra mắt tập truyện dành cho thiếu nhi “Cổ tích trưa” (Nhà xuất bản Kim Đồng) và mới đây là tập truyện ngắn “Mùa xuân của mẹ” (Nhà xuất bản Hồng Đức). 

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

Thơ Đại Dương: Em đi trên đồi hoa

(GLO)- "Em đi trên đồi hoa" của tác giả Đại Dương là sự hòa quyện giữa con người và cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp. Những câu thơ mang sắc thái vừa lãng mạn vừa thoáng gợi lên cảm giác tiếc nuối về thời gian trôi qua, để rồi "mắt hoa tròn ngấn lệ/rưng rưng vắt qua mùa"...

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

Thơ Nguyễn Đình Phê: Với Krông Pa

(GLO)- Bài thơ "Với Krông Pa" của Nguyễn Đình Phê mang đến một cái nhìn sâu sắc về mảnh đất và con người nơi đây. Không chỉ đưa người đọc đi qua những khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, tác giả còn gợi lên những câu chuyện lịch sử và cả hành trình đổi thay sau chiến tranh của vùng đất này.

Kết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

E-magazineKết nối, tôn vinh bạn đọc yêu sách

(GLO)- Sáng 17-10, Thư viện tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình “Kết nối bạn đọc yêu sách” với sự tham gia của hàng trăm học sinh thuộc các đơn vị trường học trên địa bàn TP. Pleiku, những người làm công tác thư viện ở cơ sở và bạn đọc tích cực của thư viện năm 2024.

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

Thơ Lê Vi Thủy: Ngày nắng

(GLO)- Bài thơ "Ngày nắng" của Lê Vi Thủy là những hình ảnh đầy sức sống và hy vọng. Tác giả khéo léo khắc họa cuộc sống khó khăn nhưng đầy nghị lực của con người, với những mầm xanh vươn lên trong khô cằn, thể hiện niềm tin vào ngày mai tốt đẹp hơn.