Bán đấu giá 3.790 căn hộ tái định cư ở TPHCM lại bế tắc

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
TPHCM phải hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của 3.790 căn hộ tái định cư dự kiến kéo dài từ tháng 8/2024 đến tháng 8/2025. Trước tháng 10/2025, cơ quan chức năng sẽ lựa chọn và thuê đơn vị thực hiện đấu giá. Thời gian tổ chức đấu giá trước tháng 11/2025.

Đấu giá trước tháng 11/2025

Sở Tài nguyên Môi trường vừa báo cáo UBND TPHCM kế hoạch tái định cư tại phường Bình Khánh, TP. Thủ Đức.

Đây là những thuộc các lô R1, R2, R3, R4 và R5 Khu đô thị mới Thủ Thiêm, từng nằm trong chương trình 12.500 căn hộ tái định cư cho người dân bị giải toả tại khu đô thị này.

Theo kế hoạch được Sở Tài nguyên Môi trường trình, để phục vụ cho công tác bán đấu giá, thời gian hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý của 3.790 căn hộ này dự kiến kéo dài từ tháng 8/2024 đến tháng 8/2025. Trước tháng 10/2025, cơ quan chức năng sẽ lựa chọn và thuê đơn vị thực hiện đấu giá. Dự kiến thời gian tổ chức đấu giá trước tháng 11/2025.

3.790 này được TPHCM mang đấu giá lần đầu vào năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa làm xong thủ tục pháp lý.

3.790 này được TPHCM mang đấu giá lần đầu vào năm 2017 nhưng đến nay vẫn chưa làm xong thủ tục pháp lý.

Theo Sở Tài nguyên Môi trường, do 3.790 căn hộ nói trên được tạo lập bằng vốn ngân sách nên để đảm bảo chặt chẽ về trình tự, thủ tục và thẩm quyền bán tài sản công, UBND TPHCM sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan tiếp tục rà soát và đề xuất các thủ tục cần trước khi đấu giá.

Một số bước thủ tục cần thực hiện, như chuyển đổi mục tiêu từ quỹ nhà tái định cư sang nhà ở thương mại; xác lập sở hữu toàn dân với các hạng mục sử dụng chung, hành lang, cầu thang, lối đi, công viên; phân cấp thẩm quyền quyết định đấu giá tài sản công; xác định giá khởi điểm.

3.790 căn hộ tái định cư này được TPHCM mang đấu giá lần đầu vào năm 2017 với giá khởi điểm 8.800 tỷ đồng. Tháng 2/2018, TPHCM đưa ra bán đấu giá lần 2, do Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản TPHCM (thuộc Sở Tư pháp) thực hiện, với mức hơn 9.100 tỷ đồng. Tại thời điểm đó, phiên đấu giá thất bại vì không có ai mua.

Đến tháng 6/2021, TPHCM tiếp tục tái định cư này với giá 9.900 tỷ đồng. Khi đó, các căn hộ nói trên được chia làm 2 gói để bán đấu giá. Gói thứ nhất gồm 1.570 căn hộ thuộc lô R4 và lô R5, gói thứ hai gồm 2.220 căn thuộc các lô R1, R2 và R3. Do các gói đều có giá trị lên đến hàng nghìn tỷ đồng nên đối tượng nhắm đến là doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

sao thất bại?

Theo Sở TPHCM, đa phần các căn hộ thuộc khu 3.790 căn hộ nói trên đều có diện tích lớn hơn 70 m2, không phù hợp tiêu chuẩn nhà ở xã hội. Nếu chọn phương án chuyển sang nhà ở xã hội thì phải điều chỉnh mục tiêu sử dụng của một phần 3.790 căn hộ tại các lô đất từ R1 đến R5 thành nhà ở phục vụ tái định cư và nhà ở xã hội.

Cụ thể, phải điều chỉnh 1.570 căn hộ tại các lô đất R4, R5 thành nhà ở xã hội để bố trí cho đối tượng tái định cư hoặc đối tượng nhà ở xã hội. Phần còn lại là hơn 2.200 căn căn hộ tại các lô đất R1, R2, R3 sẽ tiếp tục bán đấu giá để thu hồi vốn, hoàn trả vốn đầu tư cho khu đô thị mới Thủ Thiêm.

Trên thực tế, việc TPHCM tổ chức đấu giá nhiều lần nhưng vẫn không thành công, nguyên nhân chủ yếu là bài toán tài chính. Điều này khiến không doanh nghiệp nào tham gia đấu giá.

Khu tái định cư này bỏ hoang lâu ngày nên đã có dấu hiệu xuống cấp.

Khu tái định cư này bỏ hoang lâu ngày nên đã có dấu hiệu xuống cấp.

Theo quy định, doanh nghiệp khi tham gia đấu giá phải ký quỹ 20% giá khởi điểm. Nếu đơn vị trúng đấu giá thì trong vòng một tháng phải nộp 50% giá trị trúng đấu giá, 50% còn lại nộp trong vòng 90 ngày.

Trên thực tế hiện nay, việc huy động số tiền khoảng 10.000 tỷ đồng trong 3 tháng là điều không dễ với hầu hết các doanh nghiệp bất động sản.

Chưa kể, khu tái định cư này bỏ hoang lâu ngày nên có dấu hiệu xuống cấp. Nếu chuyển sang nhà ở thương mại thì chủ đầu tư phải đóng thêm tiền sử dụng đất nên họ không mặn mà.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) đề nghị, chia một phần đấu giá cho cá nhân lẻ có nhu cầu ở thực. Theo ông Châu, nếu đấu giá hàng nghìn căn hộ tái định cư Thủ Thiêm sẽ gặp nhiều điều kiện không thuận lợi.

Đầu tiên là kém, sức mua yếu. Thứ hai là dòng vốn đang tắc nghẽn, các nhà đầu tư tổ chức khó sắp xếp vốn để tham gia trong khi đó nhà đầu tư cá nhân hoặc người có nhu cầu ở thật nếu mua căn hộ cũng gặp khó khăn trong việc thanh toán một lần cho tài sản giá trị lớn giữa lúc lãi suất cao. Thứ ba là dự án đã bị bỏ hoang trong thời gian dài, khó tránh khỏi tình trạng xuống cấp và cần bảo trì, bảo dưỡng điều này có thể tạo rào cản tâm lý cho khách mua.

Có thể bạn quan tâm

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

Ayun Pa ưu tiên đầu tư hạ tầng đô thị

(GLO)- Với mục tiêu trở thành vùng kinh tế động lực khu vực phía Đông tỉnh và hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III vào năm 2025, thị xã Ayun Pa đã huy động các nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng để bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, xanh-sạch-đẹp.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.