Bài thuốc trị rối loạn tiêu hóa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh.

Rối loạn tiêu hóa là một triệu chứng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Đông y miêu tả trong phạm vi chứng tiết tả. Nguyên nhân chủ yếu do lạnh (hàn thấp) và do ăn uống không hợp lý, thiếu vệ sinh (thực tích). Người có triệu chứng đau bụng, sôi bụng, tiêu chảy, phân thối, ợ hơi, bụng rắn, không thích sờ nắn, không muốn ăn; mạch huyền sác hay trầm huyền. Cách điều trị là tiêu thực đạo trệ (tiêu hóa đồ ăn).

 

Sơn tra là vị thuốc trong bài “Bảo hòa hoàn” trị tiêu chảy do ăn uống.
Sơn tra là vị thuốc trong bài “Bảo hòa hoàn” trị tiêu chảy do ăn uống.

Dùng một trong các bài thuốc:

Bài 1. Bảo hòa hoàn: thần khúc 12g, sơn tra 12g, phục linh 12g, bán hạ 12g, trần bì 8g, liên kiều 8g, la bạc tử (sao vàng) 10g. Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột uống 20g/ngày.

Bài 2. Viên chính khí chữa tiêu chảy: trần bì (sao nước gừng) 80g, hoắc hương 80g, nam mộc hương 80g, hậu phác (gừng sao) 80g, hồi hương 80g, binh lang 80g, thảo quả (bỏ vỏ) 80g, hương phụ 80g, thương truật 80g, hoàng nàn 40g. Hoàng nàn ngâm nước gạo 2 ngày 2 đêm; ngày thay nước 2 lần; cạo bỏ vỏ vàng ở ngoài thật sạch; phơi khô, sao lại. Các vị tán nhỏ, rây; làm viên hồ hoàn, viên bằng hạt ngô. Công dụng: ôn vị tiêu khí, điều hòa tỳ vị; chữa đau bụng, tiêu chảy; nhất là trong mùa hè. Liều lượng: Trẻ em uống 2 - 5 viên, tùy theo tuổi. Người lớn uống 8 - 12g. Uống 2 - 3 lần trong ngày.

Bài 3: hoắc hương 12g, thạch xương bồ 12g, hoa đại 12g, vỏ bưởi (đốt cháy) 6g. Tán thành bột mịn. Dùng trước bữa ăn. Uống với nước nóng, ngày 3 lần, mỗi lần 2g. Công dụng: ăn uống không tiêu, hay sôi bụng.

Bài 4. Chỉ thực tiêu đạo: chỉ thực 8g, bạch truật 12g, phục linh 6g, hoàng cầm 8g, hoàng liên 8g, trạch tả 8g, thần khúc 8g, đại hoàng 6g. Sắc uống trong ngày hoặc tán bột làm viên, ngày uống 20g.

Bài 5. Viên hương phác: hoắc hương khô 20g, hậu phác 40g, vỏ rụt 40g, thảo quả bỏ vỏ 16g, hạt cau rừng 16g, trần bì 16g. Vỏ rụt ngâm với nước gạo, cạo bỏ vỏ ngoài; hậu phác tẩm gừng sao; thảo quả bỏ vỏ phơi hay sấy khô. Tán thành bột mịn, viên thành viên bằng hạt đậu đen. Liều dùng: 2 - 5 tuổi uống 3 - 5 viên; 6 - 10 tuổi uống 6 - 10 viên; 10 - 15 tuổi uống 15 viên. Người lớn uống 20 - 30 viên. Chia uống 3 lần trong ngày, uống với nước đun sôi để nguội.

Bài 6: hoắc hương 20g, hương phụ chế 15g, sa nhân 10g, hậu phác 12g, thảo quả 10g, đại phúc bì 12g, nam mộc hương 10g. Sắc uống. Dùng cho người ăn no quá (bội thực), đau bụng, tiêu chảy, ợ chua. Kiêng ăn các chất tanh, lạnh. Phụ nữ có thai không dùng.

Bài 7: hương phụ 32g, vỏ bưởi 24g, mẫu lệ (nung kỹ) 20g, nam mộc hương 24g. Sắc uống hay làm viên dùng dần. Chữa ợ hăng, hay đại tiện lỏng.

Châm cứu: Kết hợp châm cứu (châm tả) hoặc xoa bóp các huyệt thiên khu, trung quản, hợp cốc, nội quan, túc tam lý, nội đình.

Mai Thương (theo VOV)

Có thể bạn quan tâm

Giảm cân nhờ ăn bơ

Giảm cân nhờ ăn bơ

Bạn muốn giảm cân? Hãy thử ăn bơ vì bơ có thể giúp giảm trọng lượng cơ thể, cũng như giúp vòng eo nhỏ hơn, theo nghiên cứu mới công bố trên tạp chí Internal Medicine Review.
Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ cũng cần tráng dương, ích thận

Phụ nữ ở độ tuổi trung niên trở lên, tùy theo từng tình trạng khác nhau, mà có thể uống thêm một ít thuốc tráng dương, ích thận hoặc các loại thuốc pha chế sẵn như các loại cao bổ sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, kéo dài tuổi thanh xuân.
Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Đạm đậu nành giúp trị viêm ruột

Thí nghiệm của các nhà khoa học Mỹ thuộc Học viện Khoa học Nông nghiệp bang Pennsylvania mới được công bố trên tờ The Journal of Nutritional Biochemistry cho thấy việc bổ sung chất đạm có nguồn gốc từ đậu nành có thể hỗ trợ trị liệu viêm ruột.
Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Bí quyết giữ sức khỏe khi du lịch

Những ngày lễ, mùa hè mọi người thường về thăm quê, du lịch trong hoặc ngoài nước. Nên chuẩn bị hành trang đầy đủ tuân theo một số quy định, nguyên tắc về an toàn để chuyến du lịch vui vẻ, sức khỏe và thoải mái.
Mau đói do... ăn mặn

Mau đói do... ăn mặn

Trong lúc thực hiện sứ mệnh giả định đến sao Hỏa, một nhóm các nhà nghiên cứu quốc tế phát hiện ăn mặn gây đói cồn cào hơn là khiến đối tượng khát nước.