Bài 2: Làng Bi không còn xa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Lên huyện vùng biên Đức Cơ mà chưa đến xã Ia Dom thì xem như chưa tìm hiểu trọn vẹn về vùng đất nổi tiếng này. Và làng Bi là ngôi làng cuối cùng của huyện nằm trên đường ngược lên biên giới…

Từ thành phố Pleiku ngồi ô tô chỉ chừng dăm chục phút sau là bạn đã đến Ia Dom. Vậy nhưng ba chục năm trước cũng quãng đường này phải đi bộ mất một ngày, thậm chí còn hơn. Những địa danh như Đức Cơ, Mook Đen, Mook Trel với tôi ngày ấy thật xa xôi và kỳ bí. Những năm đó, tôi đang công tác ở huyện Chư Pah, nay là Ia Grai.

Bấy giờ rất nhiều xã trong huyện chưa có đường ô tô đến nơi, hầu hết đều phải đi bộ. Giáo viên và cán bộ các xã là những người đi bộ nhiều nhất, đặc biệt các xã vùng xa, vùng sâu như Ia O (B12), Ia Chía (B11), Ia Krêl (B10)… đi cả ngày mới đến nơi. Anh em giáo viên vùng này thường nhường lại sổ lương thực và tem phiếu thực phẩm cho đồng nghiệp ở thị trấn và các xã vùng gần trung tâm huyện dùng vì đường xa và việc đi lại cực kỳ khó khăn không thể gùi, cõng lương thực lên xã, thay vào đó họ mua thuốc lá (loại thuốc líp hút nặng và khét) đem lên làng đổi gạo và thực phẩm sinh hoạt.

 

Xóm nghèo làng Bi. Ảnh: T.P
Xóm nghèo làng Bi. Ảnh: T.P

Đường lên xã mùa nắng thì bụi mịt mù còn mùa mưa bùn lầy ngập gần đến gối. Phần lớn giáo viên vùng này đều không yên tâm công tác bởi đời sống gian khổ, thiếu thốn mọi bề, đã vậy lại còn bị bệnh sốt rét hành hạ, năm nào cũng nằm bệnh viện ít nhất vài lần, người nào cũng gầy yếu, xanh xao. Tuy vậy vẫn có người quyết tâm bám trụ để sản xuất và trở thành nổi tiếng như các nhân vật trong câu vè bấy giờ: nhất Dưỡng, nhì Sanh, tam Tòng, tứ Hạnh. Anh Lê Bá Dưỡng là hiệu trưởng trường B7 (Ia Pếch), Võ Hồng Sanh-Hiệu trưởng B10 (Ia Krêl), Huỳnh Tòng-Hiệu trưởng B12 (Ia O), Trần Văn Hạnh-Hiệu trưởng B14 (Ia Grai). Trỉa lúa rẫy, trồng lúa nước mỗi vụ kiếm vài ba tạ lúa, nuôi vài con heo, dăm chục con gà, ngày ấy các anh đã là những “đại gia” rồi!

Làng Bi của Ia Dom thành lập năm 1995 sau khi tách làng Sơn của xã Ia Nang và trở thành nơi “đầu ngọn gió” nếu tính từ đường biên sang. Cộng đồng làng nơi đây khá đa dân tộc. Cả làng 265 hộ, trong đó có 66 hộ Jrai, 4 hộ dân tộc ít người khác từ phía Bắc vào và số còn lại là người Kinh. Dọc phía bên phải quốc lộ 19 hướng từ thị trấn Chư Ty lên là những ngôi nhà xây bề thế, kiểu dáng hiện đại. Ngôi nhà của Trưởng thôn Nguyễn Văn Chính thật sang trọng: trần, sàn và vách đều ốp gỗ cà te sáng bóng.

Trong nhà bày biện bộ sa lông 13 món, phản, giường, tủ, lộc bình… cũng là gỗ cà te. Anh Chính từ tỉnh Phú Thọ vào đây năm 2000, sau 13 năm đã có hẳn một cơ ngơi đáng nể: ngôi nhà khang trang, 3 ha cao su, 2 ha điều, chưa kể đất trồng mì. Lúc gặp tôi anh vừa làm Trưởng thôn mới một tháng nên chưa quen công việc mấy, chưa thuộc những số liệu thống kê về sản xuất, chăn nuôi… phải dùng điện thoại di động gọi cán bộ mặt trận, nông dân đến cùng làm việc.

Những con số thật thuyết phục: cả làng hiện có 80 ha cao su, 24.200 trụ tiêu, 19 ha điều, 34 ha cà phê cùng hàng chục ha mì và những loại cây trồng khác. Đàn trâu bò có đến 40 con. Các năm vừa qua nhiều hộ trong làng còn được cấp bò theo chương trình hỗ trợ hộ nghèo, mỗi hộ nhận 2 con, cứ thế quay vòng.

Lên Ia Dom tôi không khỏi bùi ngùi nhớ đến cố nhân. Đó là khoảng năm 1982-1983 Trưởng phòng Giáo dục huyện Chư Pah (nay là Ia Grai) là anh Rơ Chăm Lơng nhà ở làng Mook Đen xã B10 tức Ia Dom bây giờ. Tháng nào anh cũng đi bộ từ thị trấn Ia Kha huyện về thăm nhà vài lần. Có lần tôi đã tháp tùng anh về làng chơi và tất nhiên là phải đi bộ. Đêm mùa mưa nằm trên nhà sàn bên bếp lửa ấm nghe tiếng mang tác ngoài bìa rừng ven làng cho tôi một cảm giác hoang sơ khó tả, anh Lơng kể khu rừng này nhiều muông thú, anh từng bắn cả con heo độc về ve vãn heo nhà anh dưới gầm sàn, con heo rừng nặng trên tạ, nanh dài hơn tấc, cả làng ăn mới hết.

Sau ngày thành lập huyện Đức Cơ, anh được cấp trên điều về làm Bí thư Đảng ủy xã Ia Dom, mấy năm sau mắc bạo bệnh rồi mất.  

Bây giờ Ia Dom không còn rừng già như xưa, thay vào đó là bạt ngàn cao su, cà phê, điều và hồ tiêu trải dọc hai bên đường lên Cửa khẩu Quốc tế Lệ Thanh. Các quán cũng có bán thịt rừng như heo, nai, chồn nhưng đưa về từ… bên kia biên giới. Có một sự thay đổi rõ rệt trong đời sống nơi đây khi Ia Dom bắt đầu hòa nhập với thế giới xung quanh nhưng vẫn còn đâu đó vài cung trầm lỗi nhịp khiến lòng tôi bỗng dưng xao xuyến, bâng khuâng…

Thanh Phong

Có thể bạn quan tâm

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội trao quà Tết cho công nhân lao động khó khăn tỉnh Gia Lai

(GLO)- Chiều 12-1, tại Hội trường 19-5 huyện Chư Prông (tỉnh Gia Lai), đồng chí Y Thanh Hà Niê Kđăm-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã về thăm và trao quà Tết cho 100 công nhân, lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại 2 huyện Chư Prông, Đức Cơ và Công ty Quang Đức.
Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

Krông Pa tổ chức Xuân đoàn kết-Tết yêu thương

(GLO)- Sáng 12-1, Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) huyện Krông Pa (tỉnh Gia Lai) tổ chức chương trình “Xuân đoàn kết-Tết yêu thương“ nhằm tạo khí thế vui tươi, đầm ấm nhân dịp Tết Quý Mão 2023 và chia sẻ khó khăn với hội viên phụ nữ nghèo trên địa bàn.
Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

Làm giàu nhờ ý chí và nghị lực

(GLO)- Đó là anh Cao Thanh Bình, dân tộc Chứt, ở làng Mơ Nú (xã Ia Kênh, TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai). Từ người làm thuê, 20 năm sau, anh trở nên giàu có. Không chỉ nỗ lực làm giàu cho bản thân, anh còn góp phần lan tỏa hình ảnh sống tích cực, tham gia giải quyết việc làm tại địa phương.
Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

Trao quà Tết của Thường trực Ban Bí thư cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn ở Gia Lai

(GLO)- Sáng 10-1, tại Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Gia Lai, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức Chương trình trao quà Tết Quý Mão 2023 của Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Tổng LĐLĐ Việt Nam đến 200 công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn tỉnh và trao tặng kinh phí hỗ trợ 22 nhà “Mái ấm Công đoàn“ cho đoàn viên khó khăn về nhà ở.
SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

SOS Gia Lai sẵn sàng hỗ trợ người dân

(GLO)- Sau 2 năm hoạt động, Câu lạc bộ (CLB) Hỗ trợ giao thông SOS Gia Lai đã được công nhận là CLB trực thuộc Hội Chữ thập đỏ tỉnh. Đây là sự động viên, khích lệ kịp thời và tiếp thêm nguồn động lực để các thành viên tiếp tục chung tay hỗ trợ cộng đồng.
Phố núi ngày đầu năm

Phố núi ngày đầu năm

(GLO)- Phố núi Pleiku bước vào ngày đầu tiên của năm mới 2023 trong tiết trời trong lành, thoáng đãng. Không khí đông đúc, tất bật của những ngày thường dường như được thay bằng bức tranh yên bình với hình ảnh người người vui xuân và kỳ vọng vào những điều tốt đẹp. Phóng viên Báo Gia Lai điện tử đã ghi lại những khoảnh khắc này trong ngày đầu năm.
Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổng kết, trao giải 2 cuộc thi "Đường về nhà" và tìm hiểu chính sách pháp luật

(GLO)- Sáng 28-12, Liên đoàn Lao động tỉnh Gia Lai tổ chức tổng kết và trao giải 2 cuộc thi sáng tác video, clip truyền thông “Đường về nhà“ và cuộc thi viết “Tìm hiểu chính sách pháp luật trong cán bộ, đoàn viên, công nhân viên chức-lao động (CNVC-LĐ) toàn tỉnh“ năm 2022.
Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng-chống dịch Covid-19

(GLO)- Ngày 27-12, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai tiến hành giám sát việc huy động, quản lý và sử dụng các nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; việc thực hiện chính sách, pháp luật về y tế cơ sở, y tế dự phòng tại thị xã An Khê. Bà Siu Hương-Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn giám sát.
Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

Tặng quà cho 100 học sinh có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Đức Cơ

(GLO)- Chiều 22-12, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Gia Lai phối hợp cùng Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh tổ chức tặng quà cho các em học sinh người dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn tại trường Tiểu học Võ Văn Kiệt (xã Ia Dơk, huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai).
Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Gia Lai quy định về quay vòng vốn hỗ trợ cộng đồng đối với các dự án thuộc chương trình mục tiêu quốc gia

Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai vừa có Quyết định số 42/2022/QĐ-UBND về cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất cộng đồng thuộc các Chưong trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh.